Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Vì sao vừa lo thủ tục vừa thi công?

Năm 2017, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ hoàn thành?
Năm 2017, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ hoàn thành?
(PLO) - Liên danh rạn nứt, nội bộ nhà đầu tư thiếu ổn định, vốn liếng khó khăn… là những nguyên nhân khiến một trong những dự án cao tốc có quy mô lớn nhất miền Bắc đến nay vẫn chưa thể đồng loạt thi công.

SCIC nửa chừng bỏ “cuộc chơi”

Tháng 7/2015, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) loan báo, Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT sẽ được thực hiện bởi một liên danh gồm các nhà đầu tư có “máu mặt” trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và đặc biệt trường vốn. Thế nhưng, chỉ một tháng sau lễ động thổ, liên danh nói trên có dấu hiệu rạn nứt khi Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC) có đơn xin rút khỏi dự án. 

Sự “tháo chạy” của doanh nghiệp này khiến liên danh sau đó chỉ còn lại 5 nhà đầu tư (Công ty CP Đầu tư UDIC, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành, Công ty CP Đầu tư 468; Công ty CP Giao thông Xây dựng số 1, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà). Sau đó, UDIC là đơn vị đứng ra lãnh trách nhiệm “gánh” phần góp vốn góp mà trước đó thành viên của SCIC từng cam kết đầu tư.

Được biết, sau khi các thành viên liên danh được điều chỉnh, Bộ GTVT đã yêu cầu cuối tháng 12/2015 dự án phải hoàn thành việc xin cấp Chứng nhận đầu tư, đồng thời hoàn thành việc ký kết hợp đồng tín dụng trong tháng 12/2015 và phải đảm bảo các thủ tục pháp lý cần thiết khác trước khi triển khai dự án… Tuy nhiên, những yêu cầu trên đến nay vẫn chưa hoàn thành.

“Sự bỏ cuộc giữa chừng của SCIC khiến tiến độ dự án bị kéo lùi tới 5 tháng. Trên thực tế, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian làm văn bản để hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thay đổi nhà đầu tư trong liên danh, rồi phải trình lại hồ sơ lên Bộ GTVT để Bộ tiến hành thủ tục thẩm định năng lực của các nhà đầu tư còn lại và sau đó mới có quyết định điều chỉnh chính thức đối với liên danh”, ông Đinh Đăng Khánh - Giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn giải thích.

Theo nguồn tin của PLVN, phải trong nửa đầu tháng 3 này (tức sau 9 tháng khởi công), dự án trên mới chính thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

“Vừa lo thủ tục vừa thi công”?

Ngoài thủ tục pháp lý, chuyện vốn liếng cũng hết sức quan trọng bởi đây là Dự án BOT có tổng đầu tư lớn nhất miền Bắc, với giá trị khoảng hơn 12 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn vay thương mại chiếm 87%, các nhà đầu tư góp 13%. 

Tuy nhiên, đến cuối tháng 2/2016, tiến độ góp vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư mới đạt 30% (tương đương 390 tỷ/1.294 tỷ đồng). Hiện, liên danh nhà đầu tư dự án này vẫn chưa ký kết được Hợp đồng tín dụng với ngân hàng tài trợ vốn cho dự án trong khi mới đây, tại một cuộc họp kiểm điểm tiến độ, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường “chốt” chậm nhất vào ngày 30/3/2016, nhà đầu tư phải cho triển khai thi công đồng loạt trên cả đoạn cũ (QL1) và mới (cao tốc).

“Chúng tôi đã thu xếp xong và dự kiến cuối tháng 3/2016 sẽ ký kết một khoản vay trị giá 5.000 tỷ đồng với Ngân hàng BIDV. Phần góp vốn chủ cũng sẽ được các bên trong liên danh tiếp tục thực hiện. Hiện nhà đầu tư đang tiến hành phân chia các gói thầu xây lắp trên cao tốc và thực hiện việc rà soát năng lực của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu”, Giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn khẳng định.

Ngoài ra, để bù lại tiến độ cho giai đoạn đầu, mới đây đại diện nhà đầu tư Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết đã đề xuất Bộ GTVT cho phép vừa triển khai thi công trên hiện trường vừa hoàn thiện các thủ tục còn lại theo quy định như Chứng nhận đầu tư, ký Hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại và Hợp đồng BOT với Bộ GTVT.

“Phải đề xuất vừa lo thủ tục vừa thi công như thế là để dự án không tiếp tục bị kéo dài thêm nữa, vì nếu cứ ngồi chờ hoàn thiện tất cả các thủ tục rồi mới ra triển khai ngoài hiện trường thì dự án sẽ chậm tới 1 năm. Quan điểm của chúng tôi là những việc nào không nhất nhất phải làm theo trình tự (như kiểm đếm giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế…) thì nên cho phép triển khai ngoài hiện trường trước hoặc song song với các thủ tục pháp lý khác…”, ông  Khánh nói.

Với đề xuất này, nhà đầu tư có lẽ muốn cam kết với Bộ GTVT là dự án sẽ không còn chậm? Tuy nhiên, việc này còn phải chờ thực tế thi công, bởi trước đây Bộ GTVT từng nhiều lần vạch tiến độ, nhà đầu tư cũng từng cam kết nhưng sau đó nhiều hạng mục công việc đã bị “trượt” tiến độ, thậm chí có việc như đã nêu, đến tận giờ này vẫn chưa thể hoàn thành.

Đề phòng bán chác dự án

“Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500 theo hình thức hợp đồng BOT có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có bề rộng nền đường 25m, bao gồm 4 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 100km/h.

Tuyến QL1 giữ nguyên cấp đường hiện tại, vận tốc thiết kế 60-80km/h. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm. Đáng nói, sau khi khởi công, dư luận “xì xào” về việc có sự “sang tay” tại dự án này? Vì vậy, mới đây Bộ GTVT đã chỉ đạo không để xảy ra việc bán chác dự án”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.