“Cạnh tranh là linh hồn của thị trường”

“Cạnh tranh là linh hồn của thị trường”
(PLO) - Theo TS. Nguyễn Bá Bình (Trưởng bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, ĐH Luật Hà Nội), cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhưng cạnh tranh thế nào để không bị coi là vi phạm pháp luật, đó là điều các DN phải hết sức lưu tâm.
-. Thưa ông, trong kinh doanh thì cạnh tranh là điều tất yếu, nhưng nhiều doanh nghiệp đã không để ý tới lằn ranh pháp lý giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Ông có thể chỉ ra ranh giới này giúp độc giả của PLVN?
TS. Nguyễn Bá Bình: Nói đến kinh tế thị trường, không thể không nói tới cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của thị trường. Có học giả ví von rằng trong kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Tuy vậy, trên thị trường có cả hành vi cạnh tranh được coi là tốt, tích cực và cũng không thiếu những hành vi cạnh tranh xấu, tiêu cực. Căn cứ vào tính lành mạnh và tác động của hành vi cạnh tranh đối với thị trường, có thể chia các hành vi cạnh tranh làm 3 nhóm: hành vi cạnh tranh lành mạnh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh.
Theo đó, để đảm bảo có được một thị trường cạnh tranh lành mạnh, pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước hiệu chỉnh không chỉ nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà còn cả nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh. Về mặt ngữ nghĩa, pháp luật không đưa ra định nghĩa về cạnh tranh lành mạnh, nhưng qua các quy định có thể hiểu khái quát cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, phù hợp pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh và có mục đích thu hút khách hàng. 
Trong khi đó theo Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Cũng theo Luật này, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
TS. Nguyễn Bá Bình (Trưởng bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, ĐH Luật Hà Nội)
 TS. Nguyễn Bá Bình (Trưởng bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, ĐH Luật Hà Nội)
-  Luật cấm những hành vi nào trong việc cạnh tranh, thưa ông?
TS. Nguyễn Bá Bình: Như đã nói ở trên, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, pháp luật chúng ta cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và một số hành vi hạn chế cạnh tranh.
Đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh 2004 chỉ rõ việc cấm đối với 9 hành vi, đó là: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính. Ngoài ra, Chính phủ tùy tình hình có thể căn cứ vào cách hiểu về cạnh tranh không lành mạnh như nêu trong Luật cạnh tranh mà quy định thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
Đối với nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, Luật cạnh tranh cũng nhận diện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, các hành vi tập trung kinh tế và quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp bị cấm thực hiện. 
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là Luật cạnh tranh không cấm tất cả các hành vi có khả năng hạn chế cạnh tranh mà chỉ cấm những hành vi gây nên hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Thậm chí một số hành vi hạn chế cạnh tranh bị thuộc diện cấm cũng có thể được hưởng sự miễn trừ của Luật.
Ví dụ, thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ thuộc diện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Hay đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp được sáp nhập có thị phần chiếm trên 50% thị trường liên quan thì bị cấm, nhưng hành vi này có thể được miễn trừ, chẳng hạn chứng minh được việc sáp nhập đó có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
- Vi phạm pháp luật cạnh tranh thì sẽ bị xử lý như thế nào?
TS. Nguyễn Bá Bình: Hành vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể bị áp dụng các chế tài hành chính, dân sự và hình sự. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ yếu áp dụng chế tài hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm. Cụ thể là, về chế tài hành chính, doanh nghiệp vi phạm có thể phải chịu 1 trong 2 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. 
Cùng với đó, doanh nghiệp vi phạm cũng có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 
Ngoài hình thức xử phạt chính và bổ sung thì doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; Buộc cải chính công khai; Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng; Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển triển kinh doanh; Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng.
-  Luật pháp hiện hành theo ông đã đủ sức bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp hay chưa?
TS. Nguyễn Bá Bình: Luật Cạnh tranh 2004, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các văn bản liên quan nhìn chung đã quy định những vấn đề cơ bản, cần thiết để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường. Cũng có một số quy định cần sớm hoàn thiện như việc phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và chiều dọc, việc bổ sung quy định điều chỉnh hành vi của các Hiệp hội doanh nghiệp trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, sửa đổi tiêu chí đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện mới chỉ dựa trên thị phần... 
Tuy nhiên, để kiến tạo cuộc chơi cạnh tranh thực sự lành mạnh giữa các doanh nghiệp, mấu chốt nhất hẳn là vấn đề thực thi luật để luật không chỉ dừng lại trên giấy. Muốn vậy cần năng cao năng lực thực thi, khả năng phối hợp của các cơ quan nhà nước hữu quan, đặc biệt là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh – các cơ quan nắm vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Người ta vẫn nói, xã hội thiếu vắng luật không nguy hiểm bằng có luật nhưng luật pháp bị khinh nhờn. Trong trường hợp này, tôi cũng tin là vậy.
- Xin cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...