Sự bùng nổ bệnh dịch có liên quan đến ngâm nước vẫn xảy ra trong mùa đông, thường sau khi mọi người đi tắm nước nóng hoặc spa, theo một báo cáo mới của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch Mỹ.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2010, đã có 81 đợt bùng phát với 1.326 ca mắc bệnh ở Mỹ có liên quan đến việc thư giãn với nước (ở bể bơi, ao hồ, bồn tắm nước nóng, ...). 22% số đợt bùng phát này liên quan đến các bồn tắm nước nóng và spa vào mùa đông, và rất nhiều trong số chúng thậm chí xảy ra trong khách sạn.
Một trong những căn bệnh phổ biến nhất gắn liền với việc bùng phát dịch ở spa/bồn tắm nước nóng là việc nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa, kể cả nhiễm trùng tai hoặc phát ban trên da, sau khi tiếp xúc với các bồn nước nóng đã không được khử trùng đúng cách.
Với tên gọi "phát ban bồn nước nóng", nhiễm trùng thường xuất hiện trong hình dạng của bộ đồ tắm đang mặc trên người, vì bộ đồ này giữ nước nhiễm khuẩn. Bác sĩ da liễu Michele Hlavsa giải thích, do nhiệt độ cao trong các bồn tắm nước nóng nên việc duy trì mức độ tẩy trùng cao như cần thiết có thể rất khó.
Tất nhiên, đa số các đợt bùng phát dịch bệnh vì thư giãn với nước xuất hiện vào các tháng mùa xuân và mùa hè, đặc biệt ở những nguồn nước chưa qua xử lý như sông suối, ao hồ... Thủ phạm gây bệnh phổ biến nhất là Cryptosporidium, một ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy.
Để phòng tránh nhiễm và lây lan bệnh dịch, chuyên gia Hlavsa khuyên, những người đi bơi hoặc tắm thư giãn nên tự bảo vệ mình và người khác bằng cách tắm vòi hoa sen trước hoặc không đi bơi hoặc spa nếu đang bị bệnh tiêu chảy. Một lưu ý khác là bạn nên cố gắng tránh nuốt nước ở nơi mình đang bơi hoặc ngâm mình.
(PLVN) - Ngày 9/12, Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls thông báo hơn 300 lọ mẫu virus chết người đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở tiểu bang Queensland, Australia, vào năm 2021.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.
(PLVN) - Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.
(PLVN) - Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.
(PLVN) -Chiều 1/12, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo các trường hợp ngộ độc thực phẩm liên quan đến tiệm bánh mì Cô Ba Bến Đình (số 6 đường Nguyễn An Ninh, phường 7, TP Vũng Tàu).