Xét nghiệm y học đang bị lạm dụng

(PLO) - Người dân cũng như cơ quan truyền thông đại chúng đã phàn nàn, đề cập khá nhiều về chất lượng xét nghiệm y học (XNYH). Tuy nhiên, phải đến khi vụ việc “nhân bản kết quả xét nghiệm - XN”  tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoài Đức, Hà Nội bị phanh phui, ngành y tế mới thực sự quan tâm đến vấn đề này. 
Chất lượng XN kém, lạm dụng tràn lan...
Theo nhận xét của PGS. TS Hoàng Văn Sơn, Hội hành nghề y tư nhân Việt Nam, hệ thống khoa XN của Việt Nam hiện nay còn quá nhiều bất cập. Theo TS Sơn, tuyến Trung ương hiện có 4 khoa XN: Hóa sinh, huyết học và truyền máu, vi sinh và ký sinh vật và giải phẫu bệnh lý. Nhưng 4 khoa này đều do bác sỹ (BS) hoặc dược sỹ phụ trách. Các khoa XNYH hoặc khoa hóa nghiệm ở tỉnh, huyện, bệnh viện (BV) ngoài công lập còn do những cán bộ thuộc nhiều chuyên khoa phụ trách (cử nhân sinh học, hóa học...), nhiều người còn không được đào tạo chính quy. 
Cùng với đó là một loạt hạn chế khác: Trang thiết bị kỹ thuật thì nghèo nàn, lạc hậu; việc cung cấp trang thiết bị, hóa chất còn lỏng lẻo; quy trình kiểm tra phòng XN còn nặng về hành chính, thủ tục và chưa thường xuyên; việc cấp chứng chỉ hành nghề còn nhiều vấn đề... Thực tế này đã dẫn đến việc chất lượng XN của một số phòng XN, nhất là ở tuyến tỉnh, huyện còn chưa đảm bảo về chất lượng.
Bên cạnh đó, thái độ phục vụ bệnh nhân (BN) cũng là vấn đề đáng bàn (BN chưa được giải thích đầy đủ lý do làm XN; kết quả XN của nơi này không được nơi khác chấp nhận...). Đặc biệt, “việc lạm dụng XN diễn ra một cách khá tràn lan và phổ biến” - TS. Sơn khẳng định. 
Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức. Ảnh: Hải Nguyễn
Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức. 
Ảnh: Hải Nguyễn 
Không chỉ yếu kém về chất lượng, BS chuyên khoa II Bùi Thị Hiệp - Phó Chủ tịch Hội Y học Hà Nội còn phàn nàn về mạng lưới XN phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, ngoại thành rất ít. Trong khi đó, số cơ sở đầu tư trang thiết bị hiện đại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn phần lớn là đầu tư nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chất lượng thực tế cũng không được kiểm chuẩn và đánh giá. 
BS Hiệp nhận xét: “Chúng ta mới có 03 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng XN, nên không thể “bao sân” hết được, chất lượng kiểm chuẩn cũng khó lòng bảo đảm”. Ví dụ: Khu vực Hà Nội có Trung tâm  kiểm định, Đại học Y Hà Nội nhưng thực tế chỉ chủ yếu kiểm định về kết quả XN và vấn đề đào tạo chứ chưa quan tâm đến vấn đề kiểm định chất lượng máy móc, trang thiết bị... Cụ thể, thiết bị XN đó do nước nào sản xuất, chất lượng thế nào… không ai biết được. 
Thậm chí, bà Hiệp cho biết còn có tình trạng không ít phòng khám đa khoa đã “đối phó”, “chạy chọt” để được cấp phép bằng cách đi thuê máy, mượn trang thiết bị XN để vào đó, hoặc mua những máy cũ, rẻ tiền tân trang lại, một thời gian cũ hỏng, bỏ xó... 
“Việc này ai cũng biết nhưng có ai đi kiểm tra đâu. Kể cả có kiểm tra, thẩm định trước khi cấp phép, nhưng chỉ cần “phong bì” đút túi là xong” - lãnh đạo một cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội bức xúc phản ánh. Vị này cũng đánh giá: “Ngay cả khi xuống cơ sở kiểm tra, cán bộ thanh, kiểm tra trình độ còn kém hơn cả kỹ thuật viên (KTV) cơ sở đó thì thanh, kiểm tra nỗi gì?” 
Nâng cao chất lượng xét nghiệm: Nhiều việc phải làm!
Theo PGS. TS Hoàng Văn Sơn, để nâng cao chất lượng các XNYH,  nên tổ chức đào tạo lại, cập nhật kiến thức cho các BS chuyên khoa đang làm công tác XN (trong đó có sự tham gia của Tổng hội Y học) và phải được cấp phép hành nghề, dưới sự cho phép của Bộ Y tế. Dứt khoát không sử dụng các KTV không có bằng cấp. Về quản lý điều hành, phải đưa ra một lộ trình, tiến tới bắt buộc tất cả các phòng XNYH phải đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng, ưu tiên tổ chức các phòng XN đã được kiểm chuẩn; đồng thời phải tăng cường thanh, kiểm tra, bảo dưỡng lại toàn bộ máy móc, phòng XN, dụng cụ, hóa chất... nhất là tiến tới phải công nhận kết quả của “Phòng XN đã được kiểm chuẩn”, có biện pháp, chế tài bắt buộc thực hiện...
Cùng với việc tăng cường, thành lập đơn vị kiểm chuẩn XN, BS Bùi Thị Hiệp cho rằng, những cơ sở y tế lớn, có trang thiết bị, máy móc hiện đại, sử dụng tối đa công suất trang thiết bị nên có khoa XNYH độc lập; ngược lại, những cơ sở y tế nhỏ lẻ không nên đầu tư dàn trải, mà nên xây dựng một Trung tâm XNYH tập trung có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ BS, KTV XN đạt chuẩn... phục vụ theo khu vực, địa giới hành chính phù hợp...
Với chức năng của mình, ThS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, sau vụ nhân bản XN ở BVĐK Hoài Đức, Hà Nội, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị, quy trình XN. Qua rà soát cho thấy, tại các BV tuyến dưới, công tác này càng ít được quan tâm hơn. Do đó, việc mở rộng phạm vi kiểm chuẩn; tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội ngũ làm công tác XN... phải được tăng cường và chú trọng hơn nữa. 
Cũng theo ông Khoa, để làm được điều này, Bộ Y tế đã ban hành Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng XNYH với những mục tiêu rất cụ thể. Còn nhiều việc phải làm để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các XNYH, nhưng ông Khoa tin rằng, với sự quan tâm và những nỗ lực của Bộ chủ quản, các nội dung, tiêu chí đề ra trong bản Chương trình này sẽ được thực hiện với kết quả cao nhất. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.