Cảnh báo: Coi chừng nhiễm độc từ màu vẽ Trung Quốc

Cảnh báo: Coi chừng nhiễm độc từ màu vẽ Trung Quốc
(PLO) - Sự nguy hại từ các loại màu vẽ nước mà phần nhiều là hàng trôi nổi từ Trung Quốc đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, cũng như với những người tiếp xúc.

Mập mờ nguồn gốc, loạn giá cả

Màu vẽ nước được các em học sinh và phụ huynh khá ưa chuộng, là một loại đồ dùng học tập cũng như dụng cụ giải trí khá phổ biến ở Việt Nam. 

Tại một cửa hàng văn phòng phẩm trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) rất nhiều loại màu vẽ nước từ bình dân đến cao cấp được bày bán. Giá mỗi bộ (6 màu) dao động từ 35.000–150.000 đồng/ hộp hay vỉ, tùy loại. Bộ 12 màu có giá gần gấp đôi. Ngoài ra, còn có lọ màu vẽ đựng trong hũ nhựa khoảng 50ml, giá 20.000đồng/hũ. 

Ông chủ cửa hàng tư vấn: “Mua cho trẻ tập vẽ thì nên lấy loại 6 – 12 lọ nhỏ/ bộ, vừa rẻ, vừa nhiều màu, bé tha hồ vẽ, không sợ tốn”. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, người bán giới thiệu các loại màu vẽ này có xuất xứ từ Pháp, một số là hàng Việt Nam. Nhưng khi chọn một bộ màu bất kì, kiểm tra thấy trên bao bì lại in dòng chữ “Made in China”.


Tương tự tại các cửa hàng văn phòng phẩm lớn nhỏ khác trên đường Phạm Hùng, Duy Tân, đường Láng bán đủ các loại màu nước trong hộp, hũ, bao ni lông. Một số loại màu nước được chiết ra hũ và đựng trong bao ni lông đều không có bất kỳ thông tin nào về sản phẩm như nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng và giá của chúng. 

Qua tìm hiểu được biết, các loại màu nước không rõ nguồn gốc này thường được bán cho những điểm vẽ tranh, các điểm tô tượng vì giá rẻ, dễ sử dụng.

Nguy cơ tiềm ẩn.

Nhiều chuyên gia cho biết, một số phụ gia thường dùng trong màu nước như propylene glycol và các glycol ethers có khả năng gây dị ứng hoặc hen suyễn. 

Các bột màu sử dụng trong màu nước có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ. Thành phần bột màu vô cơ có nguồn gốc là các oxide hoặc muối kim loại, được sử dụng chủ yếu cho sơn nói chung và màu nước nói riêng. Đây là thành phần gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì có thể chứa các kim loại độc hại như chì gây nhiễm độc chì. 

Ví dụ, màu trắng có thể được tạo ra từ chì carbonate. Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa, tổn thương thần kinh (và tổn thương não ở trẻ em), tổn thương thận và hệ sinh sản. Màu vàng có thể được tạo ra từ các oxide hoặc muối kim loại chứa cadmium, chromate có thể gây dị ứng, loét da hoặc ung thư ở một số cơ quan nội tạng. Bột màu hữu cơ thường có nguồn gốc đa dạng và chứa các tạp chất thơm có thể gây ung thư.


Việc nhiễm các chất độc từ màu nước có thể dễ dàng xảy ra khi trẻ dùng tay có dính màu nước cầm thức ăn, đồ chơi... Lúc này, các thành phần độc hại có trong màu nước có cơ hội vào cơ thể qua đường miệng.

Một nguy cơ khác, dù rất hiếm, khiến các em bị ngộ độc các thành phần có trong màu sơn là do hít phải bột màu (một số màu nước được tạo ra bằng cách pha bột màu trong nước). Khi đó, ngoài việc có thể bị nhiễm độc, các em còn có nguy cơ bị các bệnh ở phổi và đường hô hấp.

Một số sản phẩm màu vẽ bằng tay do Trung Quốc sản xuất hiện đã có mặt trong danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu. 

Trong khi cơ quan quản lý nhiều nước trên thế giới liên tục thu hồi đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập bị phát hiện nhiễm chì cao và cảnh báo nguy cơ gây hại cho trẻ khi tiếp xúc, thì ở Việt Nam chưa có nhiều cuộc kiểm tra, khảo sát, đưa ra cảnh báo về nhóm hàng này. Do vậy, có lẽ các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan để con em mình tiếp xúc với “tử thần” mỗi ngày không hay.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.