Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Hành trình 10 năm tôn vinh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 21/11, Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức họp báo thông tin về sự kiện TECHFEST Việt Nam 2024. Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Đây là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức. Sau 09 năm, TECHFEST Việt Nam đã trở thành một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của các cơ quan ban hành chính sách, nhà quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (KNST), quỹ đầu tư trong nước và quốc tế…đồng thời qua đó kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế cho hệ sinh thái KNST Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ KNST toàn cầu.

Năm 2024, Bộ KH&CN phối hợp với Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng tổ chức TECHFEST Việt Nam với tinh thần “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” nhằm giới thiệu, truyền cảm hứng và tôn vinh thành tựu nổi bật của hoạt động KNST trong doanh nghiệp và toàn xã hội; tổng kết đánh giá hành trình 10 năm hình thành hệ sinh thái KNST và định hướng phát triển hệ sinh thái trong giai đoạn mới; Tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng từ các hoạt động KNST; Thúc đẩy khả năng thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, nguồn nhân lực công nghệ, quỹ đầu tư, chuyên gia trong nước và quốc tế; Giới thiệu với cộng đồng KNST trong nước và quốc tế về thành phố Hải Phòng năng động, phát triển, tiên phong thúc đẩy KNST; Tạo môi trường thân thiện, thuận lợi, thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Việt Nam phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và sự nỗ lực của cộng đồng KNST, thời gian qua hệ sinh thái KNST của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Năm 2024, hệ sinh thái KNST của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024. Kết quả GII 2024 của Việt Nam có ba chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có chỉ số Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam có xu hướng phát triển tốt thể hiện qua chỉ số Số thương vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ thứ hạng 77 năm 2022 lên thứ hạng 50 năm 2024, chỉ số Số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ thứ hạng 54 năm 2021 lên vị trí 44 năm 2024.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh và Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường thông tin về TECHFEST Việt Nam 2024. Ảnh: MOST.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh và Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường thông tin về TECHFEST Việt Nam 2024. Ảnh: MOST.

Thứ trưởng Hoàng Minh nhấn mạnh, sự kiện có sự tham dự của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và địa phương; đại diện Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ngành thành phố Hải Phòng; đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện Lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu, trường đại học; đại diện các tổ chức thuộc hệ sinh thái KNST, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, cố vấn đồng hành; doanh nghiệp KNST; diễn giả, chuyên gia công nghệ, chuyên gia đổi mới sáng tạo trong nước, quốc tế; các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế.

Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động gồm: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…(Chương trình cụ thể kèm theo).

TECHFEST Việt Nam 2024 là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, cá nhân gặp gỡ Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, cơ quan ban hành chính sách, nhà quản lý để tìm hiểu về cơ chế, chính sách cũng như cơ hội đầu tư vào Việt Nam; gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân KNST ở Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư; kết nối tìm kiếm nguồn lực, đối tác để triển khai các sáng kiến về thúc đẩy hệ sinh thái KNST trong và ngoài nước; giới thiệu công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

TECHFEST Việt Nam 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dự kiến có khoảng 8.000 - 10.000 người tham gia…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.