Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Thuốc lá tạo ra gánh nặng kinh tế và bệnh tật cho toàn xã hội

Thạc sỹ Phan Thị Hải, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết: việc sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong sớm. Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.

Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Sử dụng thuốc lá tạo nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm chất lượng nguồn lao động cụ thể, có hơn 15 triệu người Việt Nam hút thuốc và hàng chục triệu người hút thuốc thụ động có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm. Vấn đề này sẽ trở nên rõ rệt hơn trong 10-20 năm tới khi nhóm người hút thuốc lớn hiện nay bắt đầu trải nghiệm những tác động sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá.

Việc sử dụng thuốc lá cũng đang gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hội Kinh tế Y tế Việt Nam ước tính, tổng chi phí y tế và tổn thất do tử vong sớm liên quan đến thuốc lá là 108.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương 1,14% GDP năm 2022. Con số này lớn gấp 5 lần doanh thu từ thuế thuốc lá​.

Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu giảm tiêu thụ thuốc lá

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc điều chỉnh và hoàn thiện khung chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá. Đặc biệt, chính sách thuế đối với thuốc lá ngày càng nhận được sự quan tâm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự liên kết rõ ràng giữa chính sách thuế thuốc lá và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) mà Việt Nam đang thực hiện.

Hiện tại, Dự án Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2024. Theo kế hoạch, dự án sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10-11/2024) và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Hai phương án thuế được đề xuất đều dựa trên cơ chế thuế hỗn hợp, kết hợp giữa thuế tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối.

Ông Dương nhấn mạnh rằng thuế TTĐB là một công cụ quan trọng không chỉ trong việc điều tiết tiêu dùng mà còn giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế cho các hộ gia đình và bổ sung nguồn lực để thực hiện các chương trình phát triển bền vững. Nguồn thu từ thuế TTĐB có thể tài trợ cho các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá và góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập cũng như tỷ lệ hộ nghèo.

“Tăng thuế TTĐB là một chiến lược hiệu quả, đặc biệt trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá ở các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em và người thu nhập thấp” – ông Dương nhận định.

Cũng theo ông, kinh nghiệm từ các quốc gia như Hàn Quốc và Philippines cho thấy, nguồn thu từ thuế TTĐB không chỉ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc mà còn hỗ trợ mạnh mẽ các chương trình phát triển bền vững. Do đó, ông khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh truyền thông, tăng cường tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao năng lực dự báo nguồn thu để xây dựng các kế hoạch phù hợp.

Về vấn đề này, bà Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng cho rằng, dù Việt Nam đã tăng thuế TTĐB trong những năm qua, nhưng tỷ lệ thuế hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (36,7-38,8% so với 59%) và rất xa so với khuyến nghị của WHO là 70-75% giá bán lẻ.

Bà Hải cho biết, giá một bao thuốc lá phổ biến tại Việt Nam chỉ khoảng 0,9 USD – thuộc nhóm thấp nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Giá thấp khiến thuốc lá dễ tiếp cận, đặc biệt với thanh thiếu niên và người thu nhập thấp. Theo bà, chính sách tăng thuế hiện hành chưa đủ mạnh và khoảng cách giữa các lần tăng thuế quá dài, dẫn đến không đạt được mục tiêu giảm tiêu thụ bền vững.

Do đó, bà Hải đề xuất áp dụng cơ chế thuế hỗn hợp, trong đó cần bổ sung thuế tuyệt đối với mức tối thiểu 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần lên 15.000 đồng/bao vào năm 2030. “Tăng thuế thuốc lá sẽ giúp giảm tiêu thụ, đặc biệt ở thanh thiếu niên và người thu nhập thấp; cải thiện sức khỏe cộng đồng; giảm gánh nặng chi phí y tế; tăng nguồn thu ngân sách cho các chương trình phát triển bền vững; và hạn chế tác động môi trường thông qua việc bảo vệ tài nguyên rừng, giảm thải các chất độc hại từ sản xuất thuốc lá” – bà Hải nói.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, khẳng định rằng tăng thuế TTĐB là một giải pháp cần thiết để giảm tiêu thụ thuốc lá và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra thách thức lớn là nguy cơ gia tăng tiêu thụ thuốc lá lậu. Dữ liệu cho thấy, từ năm 2012 đến 2017, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá lậu tại Việt Nam đã giảm từ 20,2% xuống còn 13,7%, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam gần biên giới Campuchia. Điều này chứng minh rằng nếu kiểm soát tốt, nguy cơ từ thuốc lá lậu hoàn toàn có thể giảm thiểu.

Theo bà Anh, thuế TTĐB không chỉ là một công cụ tài chính mà còn mang ý nghĩa xã hội. Tăng thuế sẽ làm giảm sức hút của thuốc lá, đặc biệt đối với thanh thiếu niên và người thu nhập thấp. Nguồn thu từ thuế thuốc lá có thể hỗ trợ các chương trình giảm nghèo, giảm bất bình đẳng thu nhập và đầu tư vào các lĩnh vực phát triển bền vững.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, để chính sách thuế phát huy hiệu quả, Việt Nam cần áp dụng cơ chế thuế hỗn hợp, đẩy mạnh truyền thông và tăng cường kiểm soát thuốc lá lậu tại các khu vực biên giới. Việc nâng cao năng lực đánh giá và dự báo nguồn thu từ thuế TTĐB sẽ giúp xây dựng các chương trình phát triển kinh tế bền vững một cách hiệu quả hơn.

Đọc thêm

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

35 quốc gia sẽ tham dự triển lãm về ngành rau, hoa, quả

Giới thiệu các loại rau, hoa, quả tại các kỳ triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả. (Ảnh: Hương Thảo)
(PLVN) - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025) sẽ trở lại từ ngày 12-14/3/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Sự kiện dự kiến quy tụ hơn 400 nhà trưng bày từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 15.000 lượt khách tham quan thương mại.

Nhộn nhịp chợ việc làm thời vụ cho phụ nữ dịp cuối năm

Các công việc đóng gói quà Tết, bán hàng tại các khu chợ, làm giúp việc nhà, dọn dẹp theo giờ... phù hợp với chị em nội trợ dịp cuối năm. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ tăng cao, mang đến cơ hội kiếm thêm thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nội trợ đang cần việc để vừa đỡ đần kinh tế, vừa góp phần trang trải chi phí, giúp gia đình có một cái Tết ấm no hơn.

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).
(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.