Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
(PLVN) - Trong bối cảnh gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của các giao dịch cũng như tranh chấp thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế trong đó một bên là Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

- Bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra những yêu cầu gì đối với đội ngũ luật sư trong nước trong quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý, thưa ông?

Trong suốt hơn 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách vô cùng mạnh mẽ. Một trong số những bước tiến lớn về kinh tế phải kể đến đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.

Việc hội nhập sâu rộng và mở cửa nền kinh tế một mặt tạo ra các cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là việc nhà nước phải thực hiện rất nhiều cam kết mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư, do vậy nguy cơ tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Để kịp thời song hành với sự phát triển này, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước để điều chỉnh hoạt động thương mại và đầu tư, Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống tư pháp và chủ trương cải cách hệ thống một cách triệt để, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực – đội ngũ luật sư đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp và và hội nhập quốc tế được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư; Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư; Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008 - 2010” (“Đề án 544”) và Đề án “Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” (“Đề án 123”)….

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh của sự gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của các giao dịch cũng như tranh chấp thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế trong đó một bên là Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng.

- Từ mô hình “luật sư công” ở một số nước, theo ông, Việt Nam có thể tham khảo được kinh nghiệm gì?

Trên thế giới, một số nước đã có mô hình “luật sư công”. Đó thường là những luật sư “của Chính phủ”, là công chức nhà nước, hưởng lương và phục vụ cho chính phủ. Tuy nhiên, mô hình này lại không phù hợp ở Việt Nam vì quy định của pháp luật không cho phép công chức, viên chức được làm luật sư.

Vì vậy, tôi sẽ tạm gọi là “luật sư tư vấn cho Chính phủ”. Đây là những luật sư thực hiện việc tư vấn trong tất cả các hoạt động/giai đoạn của các giao dịch thương mại quốc tế, dự án đầu tư quốc tế mà trong đó Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vốn nhà nước, tổ chức đại diện nhà nước, là một bên của giao dịch hoặc quan hệ đó. Cụ thể hơn, luật sư có thể tư vấn cho Chính phủ ở những bước đầu tiên của giao dịch thương mại quốc tế như đàm phán và soạn thảo hợp đồng với đối tác, ở giai đoạn thực hiện hợp đồng, và cả ở giai đoạn giải quyết tranh chấp.

Với nhiệm vụ tham vấn cho Chính phủ như trên, cung cấp thông tin và ý kiến cụ thể về những khía cạnh pháp lý trong các giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế ở tất cả các giai đoạn, luật sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ trong các hoạt động của mình. Với ý nghĩa đó, một đội ngũ luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế, hoạt động chuyên nghiệp trong việc tư vấn cho Chính phủ là một nhu cầu cấp thiết.

Ông Vũ Ánh Dương chia sẻ về cách thức nộp đơn giải quyết tranh chấp điện tử với nền tảng VIAC eCase.

Ông Vũ Ánh Dương chia sẻ về cách thức nộp đơn giải quyết tranh chấp điện tử với nền tảng VIAC eCase.

- Ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế?

Theo tôi đây là vấn đề cấp thiết và cần phải làm sớm. Theo đó, có hai việc cần được nhấn mạnh đó là việc sử dụng luật sư Việt Nam thay vì luật sư/hãng luật nước ngoài và việc hình thành một đội ngũ luật sư chuyên trách trong việc tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế.

Đầu tiên, việc chú trọng sử dụng đội ngũ luật sư trong nước là cấp thiết vì sẽ giúp Chính phủ tiết kiệm ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm thực tiễn từ các vụ tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế cho thấy chi phí thuê luật sư, hãng luật nước ngoài rất tốn kém với số tiền có thể lên đến hàng triệu đô-la Mỹ. Do vậy, nếu sử dụng luật sư Việt Nam tư vấn và tranh tụng sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và giảm chi phí pháp lý trong việc theo đổi vụ kiện.

Thứ hai, việc tham gia ký kết, thực hiện các giao dịch thương mại, dự án đầu tư mà trong đó có một bên là Chính phủ, hay ở giai đoạn sau là việc giải quyết các vấn đề, tranh chấp phát sinh từ các giao dịch, dự án đó, hầu hết đều được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Do đó, luật sư Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hiểu, giải thích và áp dụng các quy định, chính sách cũng như pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra, một số bộ phận, cơ quan nhà nước có cơ chế vận hành và quy định khá đặc thù, phức tạp mà luật sư Việt Nam có thể hiểu và giải thích linh hoạt, có lợi cho Chính phủ, đây cũng là một lợi thế so với luật sư, hãng luật nước ngoài.

Thứ ba, việc tăng cường sử dụng đội ngũ luật sư Việt Nam sẽ giúp các luật sư Việt Nam được cọ xát với thực tiễn và có thêm kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế. Trong quá trình này, cần chú trọng việc sử dụng kết hợp đội ngũ luật sư Việt Nam đã có kinh nghiệm quốc tế và các luật sư trẻ thuộc đội ngũ có sẵn là kết quả của Đề án 123.

Thứ tư, việc sử dụng luật sư Việt Nam còn có ý nghĩa trong việc giữ bí mật trong việc bảo vệ các thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách của Việt Nam, nhất là các thông tin nội bộ có tính nhạy cảm, không công khai.

Nội dung tiếp theo cần nhấn mạnh để làm rõ tính cấp thiết đó là việc hình thành một đội ngũ luật sư chuyên trách trong việc tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế.

Theo đó, cần xây dựng một thiết chế thường trực, chuyên trách, gồm các luật sư và/hoặc tổ chức hành nghề luật sư đủ tiêu chuẩn, được tuyển chọn nghiêm ngặt. Thành viên của thiết chế này phải là các luật sư được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu không chỉ về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế mà còn chuyên môn trong các chuyên ngành cụ thể của lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Các luật sư có khả năng tư vấn cho Chính phủ trong các giao dịch thương mại quốc tế, dự án đầu tư quốc tế đồng thời có thể đại diện cho Chính phủ tham thủ tục giải quyết tranh chấp khi cần thiết (bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án v.v.).

Đây là chiến lược cần được triển khai càng sớm càng tốt để Chính phủ Việt Nam có được hỗ trợ tốt hơn về mặt pháp lý trong các hoạt động thương mại, đầu tư mà vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt thời gian và chi phí.

VIAC thường xuyên phối hợp với các tổ chức để tập huấn kỹ năng chuyên sâu cho các Trọng tài viên với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

VIAC thường xuyên phối hợp với các tổ chức để tập huấn kỹ năng chuyên sâu cho các Trọng tài viên với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

- Để từng bước hiện thực hóa thiết chế nêu trên, theo ông, chúng ta cần lưu ý những vấn đề chính nào trong việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ?

Việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ cần được chia làm 2 công tác chính, đó là: bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ luật sư Việt Nam giỏi trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế để tạo nguồn cho đội ngũ “luật sư của Chính phủ”; xây dựng cơ chế tuyển chọn, quản lý và sử dụng đội ngũ “luật sư của Chính phủ”.

Đầu tiên, Chính phủ cần xây dựng phương án đào tạo nguồn nhân sự ngành luật chất lượng cao nói chung và luật sư nói riêng, trên cơ sở kế tục và phát huy kết quả tốt của Đề án 123. Về đào tạo cấp cơ sở, các trường đại học cần tiếp tục thực hiện chương trình giảng dạy về thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, trong quá trình đó dần sửa đổi, hoàn thiện hơn nữa để có một chương trình học ngày càng hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra là các sinh viên giỏi ngoại ngữ, giỏi chuyên môn chuyên ngành.

Về đào tạo luật sư, cần xây dựng, phê duyệt và thí điểm một số chương trình đào tạo về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế chuyên sâu cho luật sư, bao gồm các đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Các khóa đào tạo sau đại học cần tập trung nhiều hơn vào kĩ năng thực hành, áp dụng và giải thích pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong các vụ việc thương mại, đầu tư quốc tế thực tế. Đối tượng của các khóa đào tạo này cần mở rộng để bao gồm không chỉ những cử nhân luật mới tốt nghiệp, mà còn bao gồm cả những luật sư trẻ có nhu cầu mở rộng và đào sâu kiến thức.

Song song với việc đào tạo, nhà nước cần tăng cường sử dụng luật sư Việt Nam trong các giao dịch, vụ kiện quốc tế bên cạnh các luật sư nước ngoài để tạo môi trường cho các luật sư Việt Nam được cọ xát và tích lũy kinh nghiệm quốc tế, học hỏi từ các luật sư/hãng luật nước ngoài, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ trong các vụ việc tương tự. Ngoài ra, các tổ chức/hội nhóm/câu lạc bộ chuyên ngành cần được đầu tư để phát triển về mặt quy mô và phạm vi, nội dung hoạt động, tăng cường giao lưu học hỏi giữa các thế hệ luật sư.

Nhà nước cần xây dựng cơ chế tuyển chọn, quản lý và sử dụng đội ngũ “luật sư của Chính phủ”. Nhà nước cần xây dựng bộ quy chuẩn đánh giá thành viên là cá nhân luật sư và thành viên là tổ chức hành nghề luật sư, dựa trên năng lực và kinh nghiệm; cần có cơ chế quản lý và sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư/tổ chức hành nghề luật sư thành viên, kèm theo đó là chế độ đãi ngộ hợp lý, bao gồm thù lao và các loại chế độ khác. Thiết chế này cần có một cơ quan đầu mối và cơ quan này sẽ có trách nhiệm quản lý chung, điều phối các vụ việc cụ thể mà Chính phủ cần tư vấn để chỉ định luật sư phù hợp.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.