Luật sư công: Giải pháp tối ưu từ việc tận dụng nguồn lực sẵn có
(PLVN) -Theo Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm, trong bối cảnh nguồn lực hiện có của Việt Nam, giải pháp tận dụng đội ngũ hơn 20.000 luật sư hiện hành thông qua cơ chế trả công hoặc khuyến khích thiện nguyện không chỉ khả thi mà còn tiết kiệm và bền vững hơn, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân.
Luật sư Trương Anh Tú khẳng định việc thành lập hệ thống Luật sư công nhằm hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng yếu thế là một ý tưởng nhân văn, nhưng đi kèm với đó là những thách thức lớn về tổ chức và ngân sách. Trong bối cảnh nguồn lực hiện có của Việt Nam, giải pháp tận dụng đội ngũ hơn 20.000 luật sư hiện hành thông qua cơ chế trả công hoặc khuyến khích thiện nguyện không chỉ khả thi mà còn tiết kiệm và bền vững hơn, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân.
Phân tích rõ hơn, Luật sư Trương Anh Tú cho rằng phương án này giúp tiết kiệm chi phí tổ chức và vận hành. Không cần xây dựng một hệ thống mới, Nhà nước chỉ cần thiết lập cơ chế trả công cho luật sư hiện tại dựa trên số vụ việc hoặc thời gian làm việc. Điều này không chỉ giảm gánh nặng ngân sách mà còn tận dụng được nguồn lực sẵn có, tránh tình trạng phình to bộ máy hành chính.
Hơn nữa, đội ngũ luật sư hiện hành đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế. Họ đã quen với cơ chế thị trường, luôn cần cạnh tranh để giữ uy tín nghề nghiệp. Việc trả công hoặc tạo điều kiện khuyến khích tham gia trợ giúp pháp lý sẽ duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng khi đội ngũ luật sư hiện nay đã phân bố tương đối rộng khắp cả nước, giúp dịch vụ pháp lý dễ dàng tiếp cận hơn với người dân, đặc biệt tại các khu vực đô thị lớn.
Một số giải pháp cụ thể có thể được cân nhắc như trả công theo vụ việc. Nhà nước có thể trả công cho các luật sư tham gia trợ giúp pháp lý dựa trên số lượng vụ việc, thời gian làm việc hoặc hiệu quả đạt được. Mô hình này tương tự như việc chỉ định luật sư trong các vụ án hình sự, đảm bảo tính linh hoạt và kiểm soát chi phí, đồng thời khuyến khích luật sư làm việc tận tâm. Bên cạnh đó, việc khuyến khích thiện nguyện thông qua các chính sách ưu đãi như miễn hoặc giảm thuế, công nhận điểm tín nhiệm nghề nghiệp hoặc hỗ trợ tài chính cũng là một cách để các tổ chức và cá nhân luật sư tích cực tham gia hơn.
Ngoài ra, mô hình hợp tác công – tư là một giải pháp đáng cân nhắc. Nhà nước có thể triển khai các gói dịch vụ pháp lý theo khu vực hoặc lĩnh vực cụ thể và cho phép các tổ chức luật sư độc lập tham gia đấu thầu. Điều này không chỉ đảm bảo tính cạnh tranh mà còn giúp lựa chọn những luật sư phù hợp nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, chế độ đãi ngộ tốt hơn, bao gồm hỗ trợ tài chính và cải thiện điều kiện làm việc, sẽ đảm bảo các luật sư tham gia yên tâm công tác lâu dài.
Kinh nghiệm từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay Úc cho thấy mô hình trả công cho luật sư độc lập hoạt động rất hiệu quả. Các luật sư được Nhà nước chi trả thù lao khi thực hiện trợ giúp pháp lý, giúp giảm gánh nặng tổ chức và đảm bảo chất lượng dịch vụ pháp lý cho những người yếu thế. Việt Nam, với đội ngũ hơn 20.000 luật sư hiện có, hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này, kết hợp với các chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
(PLVN) - Sáng 4/12, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) -Vào những ngày cuối tháng 11 dương lịch năm 2024, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, sau khi di chuyển quãng đường dài gần 100km, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi cũng đã có mặt tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và được nghe câu chuyện về Thiếu tá Võ Anh Tuấn, một Trạm trưởng Biên phòng trẻ đầy nhiệt huyết.
(PLVN) -Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? Những ưu điểm, lợi thế khi phát triển thiết chế luật sư công là gì?... Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Nam Á (SEALAW).
(PLVN) - Là nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế từ khi mở cửa nền kinh tế, nhất là thực thi khá tốt chính sách hợp tác công - tư. Qua đó, giúp giải quyết tốt những vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế phát sinh.
(PLVN) -Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra vào ngày 2/12, nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đại biểu tham dự, đại diện Cục THADS một số địa phương đã được đưa ra, tập trung vào các thách thức và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025
(PLVN) - Đây là một trong những nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra sáng 2/12.
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 6/5/2022 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào tháng 4/2022.
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.
(PLVN) - Thông qua hoạt động xét xử, các quy định của pháp luật đến với người dân cụ thể, dễ hiểu; qua đó nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng lên, tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong quần chúng Nhân dân.
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.
(PLVN) - Sau 20 năm gắn bó với lĩnh vực điều tra tội phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng vẫn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết. Anh được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp gọi là người “giữ lửa” cho HP22 – một mô hình mới nhằm giữ gìn bình yên đất Cảng .
(PLVN) - Trong hành trình hơn 20 năm công tác, ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Cao Bằng, đã chứng kiến không ít vụ việc đầy thử thách. Nhưng với ông, câu chuyện về vụ án thi hành án liên quan đến bà H.T.N và bà H.T.M.H tại phường Hợp Giang là một trong những trường hợp để lại nhiều day dứt nhất. Vụ án kéo dài ba năm không chỉ bởi tính pháp lý phức tạp, mà còn bởi hoàn cảnh khó khăn của gia đình người phải thi hành án.
(PLVN) - Vừa qua, Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục ghi dấu ấn đặc biệt khi một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024. Đây là một vinh dự lớn không chỉ khẳng định chất lượng nội dung của Nhà xuất bản mà còn góp phần khẳng định giá trị học thuật và thực tiễn mà tác phẩm mang lại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng.
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành, trước mắt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia vào quá trình đàm phán, tranh tụng nhằm bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của nhà nước trong đầu tư, thương mại, tranh tụng quốc tế.
(PLVN) -Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, các hoạt động của luật sư công là bảo đảm sự điều tiết của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan tư pháp.
(PLVN) - Ở Nhật Bản, luật sư nhà nước là khái niệm để chỉ những công chức hoặc người làm việc cho các cơ quan Chính phủ để xử lý hoặc đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện mà Chính phủ là một bên. Chế định này ra đời từ năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay, góp phần quản lý hiệu quả và nhất quán đối với các tranh chấp liên quan đến Chính phủ ở Nhật Bản.
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.