Cần phát hiện, điều trị sớm khi bé bị khiếm thính

Cần phát hiện, điều trị sớm khi bé bị khiếm thính
(PLO) - Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn, sau 6 tháng tuổi trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh... đều là những dấu hiệu bé đã bị khiếm thính.
Trẻ học giao tiếp bằng cách phản hồi lại âm thanh xung quanh. Trẻ bắt chước các âm thanh này và từ đó cải thiện khả năng nghe và nói. Những khả năng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học hỏi của trẻ. Ước tính có tới 90% số trẻ bị khiếm thính khi sinh ra có cha mẹ hoàn toàn bình thường.
Trẻ bị khiếm thính nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc và thực hành các kỹ năng xã hội. Do vậy, cần xác định và điều trị những vấn đề về thính lực ngay trong giai đoạn sớm.

Nguyên nhân gây mất thính lực tạm thời ở trẻ nhỏ:

- Ráy tai quá dày.

- Các nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng khác như viêm màng não, sởi, quai bị hay ho gà.

- Chấn thương nghiêm trọng ở đầu.

- Thủng màng nhĩ.

- Bị vật lạ xâm nhập (như hạt đậu hay đầu bông ngoáy tai) bị kẹt trong tai.

- Thừa chất nhày trong vòi nhĩ do cảm lạnh.

- Viêm/nhiễm trùng tai giữa.

Nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ:

- Tiền sử gia đình bị bệnh điếc do di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.

- Nhiễm trùng trong quá trình mang thai (sởi hay các bệnh do virus khác).

- Tổn thương như chấn động hay nứt hộp sọ.

10 dấu hiệu trẻ bị mất thính lực

1. Trẻ không giật mình khi nghe âm thanh lớn.

2. Sau 6 tháng trẻ không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.

3. Tới một tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta.

4. Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

5. Biểu hiện chỉ nghe được một vài âm thanh (không phải mọi âm thanh).

6. Nói có tiếng ồn trong tai (ù tai).

7. Không nói rõ ràng.

8. Không làm theo hướng dẫn, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

9. Thường xuyên hỏi lại “sao, hả, cái gì”.

10. Hay bật tivi to.

Cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.

Căn cứ vào nguyên nhân để điều trị cho phù hợp, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

- Kháng sinh sử dụng cho nhiễm trùng tai như bệnh viêm tai giữa.

- Lấy ráy tai hay vật lạ ra khỏi tai.

- Loa hoặc các thiết bị trợ thính và giúp nói chuyện rõ ràng.

- Cấy thiết bị trợ thính dưới da (chỉ sử dụng trong trường hợp điếc nặng/điếc sâu và khi các phương pháp trợ thính khác không hiệu quả).

- Liệu pháp hỗ trợ giao tiếp kết hợp các thiết bị trợ thính hay cấy thiết bị trợ thính.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.