Các bệnh về tai dưới góc nhìn Đông y

Các bệnh về tai dưới góc nhìn Đông y
(PLO) - Bệnh về tai mũi họng của y học hiện đại nằm trong bệnh lý ngũ quan của Y học cổ truyền.Và theo quan điểm của Y học cổ truyền, tai là nơi khai khiếu của tạng Thận, Thận khí thông ra tai. Chính vì vậy, các bệnh lý về tai có quan hệ mật thiết với tạng thận, cam, đởm phủ.
Theo PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: “Suy giảm chức năng tạng thận đóng vai trò quan trọng trong khiếm thính ở người cao tuổi. Tình trạng suy giảm thính lực này là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tiếng ồn, chế độ ăn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, yếu tố di truyền, giới tính…”.
Hiện, có nhiều phương pháp để điều trị suy giảm thính lực cho người già như phẫu thuật, điều trị bằng thuốc Đông y, Tây y, dùng máy trợ thính… Trong đó, phương pháp dùng thuốc Đông y để chữa bệnh đang được coi là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sỹ Đông y sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng người, theo từng thời kỳ nhất định".

Trong các bệnh về tai, Y học cổ truyền chia ra thành các bệnh cấp tính và các bệnh mạn tính. Các bệnh cấp tính ở tai như viêm tai giữa, nhọt ống tai ngoài… có các biểu hiện lâm sàng là tai đau nhức, chảy mủ dính đặc, mùi hôi, thối… Trong Y học cổ truyền gọi là Nhĩ đinh mà nguyên nhân do thực nhiệt ở can, đởm. “Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh mà chúng tôi đưa ra phương pháp điều trị riêng căn cứ trên phương pháp chung là thanh nhiệt ở can đởm và sơ phong giải độc. Các bài thuốc thường dùng là: Sơ phong thanh nhiệt thang; Thanh khí hóa đàm hoàn; Long đởm tả can thang”, PSG.TS Nguyễn Nhược Kim chia sẻ thêm.

Các bệnh lý mạn tính ở tai trong đó có suy giảm thính lực ở người cao tuổi gọi là Khiếm thính hay Nhược thính. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do chức năng tạng thận bị suy giảm, tỳ vị hư nhược, khí huyết suy giảm dẫn đến khí ngưng, huyết ứ. Bệnh này thuộc về hư chứng. Và pháp điều trị chung thuộc về bổ pháp kết hợp với hành khí, hoạt huyết. Bệnh khiếm thính ở người cao tuổi có 3 thể chính là thể thận tinh tổn hư, thể tỳ vị hư nhược và thể khí huyết lưỡng hư – khí ngưng huyết ứ. Với thể thận tinh tổn hư, người bệnh thường có các triệu chứng như sức nghe kém tăng dần, bệnh tình kéo dài, tai ù đặc biệt về đêm, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, hay đi tiểu đêm, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, khô, mạch tế sác.
Người bị thể tỳ vị hư nhược thường có triệu chứng như tai ù, nghe kém, lao lực thì tăng lên, người mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, đại tiện phân nát, sắc mặt nhợt nhạt, lưỡi nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược. Còn với thể khí huyết lưỡng hư, người bệnh có các triệu chứng như sức nghe của tai kém, kèm theo có tiếng ù nhỏ, khi vận động nhiều thì triệu chứng này tăng lên; Sắc mặt nhợt, hoa mắt, tâm phiền, khí đoản, chất lưỡi nhợt, mạch tê nhược, vô lực.

“Để điều trị các bệnh mạn tính của tai, chúng tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm, bài thuốc như: Nhi đan tả từ hoàn gia giảm; Ích khí thông minh thang gia giảm; Nhĩ thông nhất hao thang”, PGS.TS Nhược Kim cho biết.

Ngoài ra, các bác sỹ Đông y còn sử dụng châm cứu để điều trị suy giảm thính lực. Phương pháp này được sử dụng các huyệt ở kinh Thiếu dương như: Nhĩ môn, thính cung, thính hội, ế phong, ngoại quan, dương lăng tuyền, tục tam lý, tam âm giao. Mỗi lần châm từ 2 – 3 huyệt, căn cứ vào thực trạng lâm sàng của từng bệnh nhân mà sử dụng châm bổ hay châm tả hoặc dùng phép cứu. Quá trình châm cứu sẽ giúp thông khiếu, khai bế… từ đó làm bệnh tật suy giảm.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.