Văn hóa & Pháp luật

Cần nhanh chóng xây dựng thiết chế văn hóa số

Tin giả là một trong những thực trạng “xấu xí” trên không gian mạng.
Tin giả là một trong những thực trạng “xấu xí” trên không gian mạng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước sự phát triển vũ bão của mạng xã hội, vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra là nhanh chóng xây dựng thiết chế văn hóa số nhằm giúp bảo tồn, gìn giữ các giá trị tốt đẹp và hạn chế được những mặt trái của mạng xã hội.

Người dùng dễ “lạc lối” trên không gian mạng

Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ TT&TT, năm 2020, Việt Nam là 1 trong top 20 nước có số người sử dụng (NSD) Internet cao nhất thế giới, tỷ lệ NSD Internet theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019 là đạt 68,7%, trong khi đó trung bình của thế giới là 51,4%. Hiện tỷ lệ này chỉ thấp hơn các nước phát triển (86,7%), nhưng cao hơn các nước đang phát triển (44,4%) và vượt qua nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương (44,5%). Còn tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân. Trong đó, có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút. Đây được xem là khoảng thời gian tương đối lớn được sử dụng trong 1 ngày. Có thể thấy, người Việt đã dùng đến một thời gian không nhỏ trong một ngày để hoạt động trên không gian mạng. Nếu như trước kia, người ta thường gọi không gian mạng là “thế giới ảo” thì giờ đây, khái niệm này ít khi được sử dụng. Bởi những gì đang diễn ra trên thế giới mạng giờ đây không còn là câu chuyện “ảo”, xa vời với đời sống mà nó hàng ngày, hàng giờ, hàng phút tác động trực tiếp tới đời sống con người. Nói một cách khác, người ta “sống” trên không gian mạng không khác gì “sống” trong đời sống thực.

Sự phát triển vũ bão của mạng xã hội đem lại cho con người nhiều thứ, đó là sự kết nối không biên giới giữa người và người, giữa các nền văn hoá. Mạng xã hội cũng đem đến sự nhanh nhạy về thông tin, khiến kho tri thức của con người dường như mở ra vô tận, khiến con người dần trở nên tự tin, mong muốn hoàn thiện mình hơn.

Thế nhưng, thực tế không thể phủ nhận được là thời gian qua, mạng xã hội đã bộc lộ không ít mặt trái đáng sợ của mình. Từ những vụ “bạo lực mạng” đáng sợ khiến nạn nhân bị trầm cảm, muốn tìm đến cái chết. Những người dùng mạng chia sẻ các video clip “nóng”, đồi truỵ, dùng mạng xã hội để sống ảo, lừa gạt người khác, đánh cắp thông tin trên mạng hay kể cả đánh cấp chất xám của người khác. Có không ít người còn lợi dụng mạng xã hội để làm công cụ thoả mãn cái tôi của mình, lôi kéo sự quan tâm, đồng tình của cộng đồng nhằm đặt những mục đích xấu xa như tấn công, xúc phạm, bôi nhọ người khác, giành phần lợi ích về phía mình… Sự phát triển nhanh và mạnh của mạng xã hội cũng đặt ra rất nhiều vấn đề bảo vệ an toàn và riêng tư cá nhân trên không gian mạng, những vấn đề về giữ gìn trật tự trị an, an ninh quốc gia…

Theo báo cáo của Microsoft năm 2020, chỉ số văn minh trên không gian mạng (Digital Civility Index - DCI) của Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia thấp nhất thế giới. Còn theo khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) năm 2017, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người dùng mạng tại Việt Nam tập trung ở: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37%); kỳ thị giới tính (29,3%); kỳ thị khuyết tật (21,76).

PGS.TS Từ Thị Loan - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam trong một bài phỏng vấn đã đưa ra nhận định về tính hai mặt của mạng xã hội như sau: “Môi trường mạng giúp các nhóm yếu thế, thiểu số, "ngoài lề" trong xã hội (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, người khuyết tật…) có cơ hội cất lên tiếng nói. Trên phương diện hội nhập quốc tế, môi trường mạng giúp cho quá trình giao lưu, hội nhập về văn hóa diễn ra nhanh chóng, chủ động và đa chiều hơn.

Tuy nhiên, do tính chất ẩn danh, khó kiểm soát, khó quản lý, không gian mạng cũng là môi trường thuận lợi cho các biểu hiện tiêu cực như: lừa đảo về kinh tế, gian lận trong thương mại, tung tin đồn thất thiệt để triệt hạ đối thủ, những ứng xử vô văn hóa như tung ảnh "nóng", "comment bẩn", "ném đá hội đồng", "cuồng like", anti-fan, đề cao thái quá cái tôi cá nhân, tạo scandal để trở nên nổi tiếng...

Do vậy, việc chấn chỉnh và tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng hiện nay đang đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên, với tính chất là một "không gian ảo", "xã hội ảo", "cộng đồng ảo", việc quản lý văn hóa, quản lý thông tin, xây dựng môi trường văn hóa tại đây đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trước những thực trạng đang diễn ra trên môi trường mạng tại Việt Nam, giờ đây, việc xây dựng môi trường văn hoá số, thiết chế văn hoá số trên không gian mạng đã trở thành một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết.

Thiết chế văn hóa: Gìn giữ và dẫn đường

Theo Cẩm nang Chuyển đổi số - Bộ TT&TT, văn hóa trong xã hội thực hình thành qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Còn xã hội số mới chỉ đang hình thành trong vài chục năm trở lại đây. Vì vậy, văn hóa số cũng mới chỉ đang hình thành, đó là các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số.

Thực tế cần nhìn nhận là mạng xã hội đang phát triển với tốc độ vũ bão về nội dung, hình thức, trong khi văn hoá số mới được hình thành và còn chưa hoàn thiện. Những năm gần đây, vấn đề xây dựng thiết chế văn hoá số đã được đặt ra ngày một nhiều.

Những mặt tích cực, tốt đẹp do công cuộc số hoá và sự phát triển Internet mang đến là không thể phủ nhận được. Xây dựng thiết chế văn hóa số sẽ góp phần giúp phát huy được những mặt mạnh, điều tốt đẹp do môi trường số hoá mang đến. Bên cạnh việc gìn giữ, thiết chế văn hóa số còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng, đó là “đưa đường, chỉ lối”, là đem lại những cách thức ứng xử đúng đắn, chuẩn mực trên không gian mạng.

Thực tiễn phát triển của môi trường mạng cho thấy, hệ thống luật pháp của chúng ta còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ trong xã hội số. Cùng với môi trường số còn nhiều rủi ro, an toàn thông tin chưa được đảm bảo, thì những thói quen, tư duy lạc hậu của người Việt Nam còn cản trở công cuộc số hóa, thậm chí còn làm cho công nghệ số không thể vận hành được.

Cần có hành lang pháp lý rõ ràng, hiệu quả nhằm ngăn chặn những hành vi phản cảm trên mạng.

Cần có hành lang pháp lý rõ ràng, hiệu quả nhằm ngăn chặn những hành vi phản cảm trên mạng.

Ngày 17/6/2021, Bộ TT&TT có Quyết định 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó quy định khá rõ ràng về các hành vi được làm, khuyến khích làm và không nên, không được phép thực hiện. Tuy nhiên, để hoàn thiện thiết chế văn hoá số còn cần nhiều yếu tố hơn thế.

Theo sự phân tích của PGS.TS Từ Thị Loan về vấn đề quản lý, xây dựng văn hóa trên mạng Internet, thì đối với công việc điều hành, quản lý trong cuộc đời thực, việc xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng cần được quan tâm rốt ráo ở tất cả các khâu: thể chế quản lý, nguồn lực quản lý, công cụ quản lý, biện pháp quản lý.

Theo đó, trước hết, cần tạo dựng hành lang pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý. Như tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật liên quan đến mạng như: Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Công nghệ thông tin…

Cùng với đó, phải tăng cường kiện toàn bộ máy quản lý, đội ngũ nhân lực quản trị mạng, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm duyệt, cấp phép, thanh tra... Cần có các chế tài đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Bên cạnh hệ thống quản lý, hệ thống pháp luật thì một vấn đề cần tác động trong việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hoá số, đó là sự nâng cao nhận thức người dùng mạng tạo nên cách hành xử văn hoá, văn minh trên không gian mạng. Điều này là cả một quá trình thay đổi nhận thức thông qua nhiều hình thức từ chế tài nghiêm cho đến giáo dục từ nền tảng.

Tựu trung, để có thể xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng Internet ở Việt Nam hiện nay rất cần một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, có khả năng thực thi cao có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, tổ chức xã hội liên quan, sự quan tâm sát sao của các gia đình và nhà trường, sự nâng cao ý thức tự giác của mỗi công dân.

Càng sớm xây dựng và hoàn thiện văn hóa số chừng nào sẽ càng nhanh chóng có “kim chỉ nam” dẫn đường cho các hoạt động trên không gian mạng, hạn chế sự lạc lối trên môi trường mạng của quần chúng nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.