Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Người Mông làm du lịch

Những thân lúa sau bao ngày vất vả chăm bón đã trổ bông trên những nương đồi. Màu lúa từ xanh dần ngả sang vàng làm thổn thức biết bao chàng trai, cô gái. Từ Cao Phạ đến Hồ Bốn, ở đâu màu vàng của lúa cũng trở thành biểu tượng của sức sống, tín hiệu của phồn vinh.

Khác với đồng bằng hay trung du, những nương lúa của người Mông ở Mù Cang Chải ngoài đem tới bữa cơm no ấm hàng ngày, từ lâu còn trực tiếp mang lại nguồn thu từ du lịch. Nông dân người Mông quanh năm tảo tần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bỗng chốc được “Tây hóa” trở thành hướng dẫn viên, lái xe chở du khách, chủ nhà ở cộng đồng, giám đốc hợp tác xã du lịch. Thu nhập nhờ đó cũng được nhân lên nhiều lần cách biệt.

Ở nơi người dân không chỉ sống nhờ hạt lúa mà còn giàu có, sung túc từ sắc lúa, hương lúa, thì mỗi độ thu sang là thời khắc thu hoạch cả nghĩa đen và nghĩa bóng với người dân địa phương. Khi những nương lúa phơn phớt ngả vàng, nắng thong thả đổ đầy sườn núi cũng là lúc du khách thập phương, nhiếp ảnh gia, streamer kéo nhau đến xứ sở cùng trời cuối đất để tận hưởng sắc thu vàng xộm trên những nấc thang thiên đường.

Anh Vàng A Thào, hướng dẫn viên ở xã Mồ Dề (Mù Cang Chải - Yên Bái), chia sẻ người dân Mù Cang Chải xưa kia chỉ chờ đến mùa lúa vàng để gặt về lấy cái ăn cho ấm bụng, ngoài ra cũng chẳng biết làm gì thêm. Từ khi có du lịch, người dân có thêm việc làm, người làm hướng dẫn viên, người chạy xe, người dọn nhà, người nấu nướng nên ai cũng mong những bông lúa phải vừa chắc hạt, vừa giữ được sắc vàng thật lâu để có thêm nhiều du khách tìm đến, có thêm nhiều thu nhập.

Khung cảnh đẹp mê hồn tại Võng Lúa xã Mồ Dề.

Khung cảnh đẹp mê hồn tại Võng Lúa xã Mồ Dề.

Bên nương lúa Đồi Mâm Xôi trứ danh, Trần Luân - một nhiếp ảnh gia người Lào Cai tâm sự, mấy ngày nay ăn ngủ ở La Pán Tẩn để chờ “săn” cho bằng được khoảnh khắc óng ả của mùa lúa. Hôm thứ hai đầu tuần vừa rồi nắng đẹp nhưng mấy ngày giữa tuần nắng không đều, phải nín thở nằm chờ cố tới tầm 3 - 4 giờ chiều mới có thể “bóp cò” để cập nhật đầy đủ bộ ảnh mùa vàng năm 2024.

Là người đứng đầu một đơn vị kinh tế tập thể, anh Lý A Dờ, Giám đốc HTX Du lịch Đồi Mâm Xôi cho rằng cái đẹp của Mù Cang Chải là những triền ruộng bậc thang trùng điệp ngả màu vàng óng như mật ong rừng mỗi độ thu về. Từ kinh nghiệm thực tế và định hướng xây dựng du lịch theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc nên góp phần lan tỏa, thu hút du khách không chỉ trong mà ngoài nước tìm đến khám phá. Nhờ cách làm bài bản và tập trung có du lịch mà những nông dân Mông có thêm thu nhập đáng kể từ các dịch vụ du lịch như bán hàng, nghỉ trọ, nấu hay chở xe ôm phục vụ du khách.

Mùa vàng hậu bão

Ông Phạm Tiến Lâm, Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn bắt đầu câu chuyện với giọng trầm buồn, luyến tiếc một mùa vàng. Ông Lâm cho biết, năm nay là một mùa vàng đáng nhớ của Mù Cang Chải, về cơ bản mùa lúa năm nay bà con thu hoạch khá về hạt thóc nhưng nguồn thu từ du lịch thì chẳng đáng kể. Trong tháng 9, mưa lũ liên miên nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), nhiều đoàn khách phải dè chừng nên đã hoãn, huỷ các chuyến du lịch lên Mù Cang Chải mặc dù đã có kế hoạch và đặt phòng từ trước đó. Du khách thưa thớt, Đồi Mâm Xôi năm nay cũng vắng du khách hơn.

Cùng tâm trạng, ông Trần Văn Lịch, Bí thư Đảng ủy thị trấn Mù Cang Chải chia sẻ, nhiều năm qua thị trấn tập trung mọi nguồn lực xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi nhằm thúc đẩy phát triển du lịch một cách bài bản và đem lại nguồn thu ổn định. Năm nay, hoàn lưu bão số 3 ảnh hưởng quá nặng nề và dai dẳng, nó đem đến tâm lý bất an, lo sợ, khiến nhiều người bỏ lỡ mùa vàng. Du lịch Mù Cang Chải theo đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt trong tháng 9, Làng văn hóa cộng đồng Khim Nọi của thị trấn ở trong cảnh thưa vắng khách.

Đồi Mâm Xôi La Pán Tẩn mùa lúa vàng đơm bông.

Đồi Mâm Xôi La Pán Tẩn mùa lúa vàng đơm bông.

Chị Trần Thu Uyên, quản lý Homestay Suối Kim 2 (xã Púng Luông) cho biết, mùa vàng năm 2023 gia đình chị thu được trên 600 triệu đồng nhờ việc cho khách thuê phòng, năm nay khách đặt phòng trong tháng 9 hầu như hủy hết vì lo ngại mưa bão. Theo quan điểm chỉ đạo của huyện, gia đình chị đã hoàn trả toàn bộ số tiền đặt phòng cho khách, số tiền lên tới 200 triệu đồng nên đủ thấy mức độ thiệt hại về du lịch do mưa bão là rất lớn.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và hệ thống giao thông của huyện Mù Cang Chải, nhiều hoạt động du lịch đã phải hoãn lại như; Lễ hội Sơn Tra năm 2024; Hội thảo du lịch Mù Cang Chải điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; Thi đan lát các sản phẩm từ tre trúc; Hội thi ẩm thực Sơn Tra; Thi gặt lúa nhanh, đắp bờ đẹp; Thi chọi dê và một số hoạt động phụ trợ khác.

Theo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải ghi nhận từ ngày 8 - 30/9 số khách hủy phòng là 35.000 lượt, số phòng hủy 1.500 phòng, tiền hủy phòng ước khoảng 7,5 tỷ đồng. Chi phí các dịch vụ khác gồm tiền chi tiêu dịch vụ ăn uống, mua sắm, dịch vụ xe ôm chở khách, dù lượn và chi phí khác ước giảm thu 33,25 tỷ đồng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 40,75 tỷ đồng.

Trước ảnh hưởng của bão lũ, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các biện pháp phục hồi và phát triển du lịch sau hoàn lưu bão số 3. Đồng thời, Mù Cang Chải đưa ra chính sách hỗ trợ du khách, chia sẻ những khó khăn đối với du khách phải hủy chuyến đổi lịch, hoàn 100% tiền cọc góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Mù Cang Chải điểm đến “Bản sắc - An toàn - Thân thiện”.

Mai Anh, nữ du khách đến từ Vĩnh Phúc cho biết, ban đầu cô đặt phòng vào cuối tháng 9 nhưng sau đó do lo ngại thời tiết ảnh hưởng tới an toàn chuyến đi nên cô đã phải hủy lịch và được chủ homestay hoàn tiền cọc. Tới đầu tháng 10, Mai Anh tiếp tục đặt phòng và tới Mù Cang Chải thì thật bất ngờ vì thời tiết và không khí mùa lúa vàng quá đẹp, ngoài sức tưởng tượng. Nếu năm nay lỡ hẹn không đi ngắm mùa vàng ở Mù Cang Chải thì đó là điều đáng tiếc, nữ du khách chia sẻ.

Du khách có thể hóa thân thành cô gái Mông bên những triền lúa Mù Cang Chải.

Du khách có thể hóa thân thành cô gái Mông bên những triền lúa Mù Cang Chải.

Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết, những hệ lụy của cơn bão số 3 (Yagi) khiến du lịch của huyện tổn thất nặng nề trong tháng 9/2024. Tuy vậy, bước vào tháng 10/2024, thời tiết ổn định và thuận lợi hơn nên lượng khách đến Mù Cang Chải đón mùa vàng gia tăng đáng kể. Chính nhờ sự phục hồi thần kỳ này mà các cơ sở phục vụ vơi bớt phần nào sự ảm đạm, người dân địa phương cũng có thêm việc làm và thu nhập, các hoạt động du lịch đã dần như trở lại quỹ đạo.

Thống kê cho thấy, trong tháng 10 huyện Mù Cang Chải đón và phục vụ khoảng 67.200 lượt khách, doanh thu đạt 67 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đã thu hút 331.472 lượt du khách, đạt 94,7% kế hoạch, doanh thu từ du lịch đạt 327,3 tỷ đồng, đạt 93,5% kế hoạch, trong đó khách nước ngoài đạt 23.718 lượt.

Tin cùng chuyên mục

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Đọc thêm

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.