Cần nhanh chóng hướng dẫn người dân sử dụng thực phẩm chức năng

Vai trò quan trọng của thực phẩm chức năng (TPCN) trong phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc sử dụng TPCN hiện nay vẫn mang tính tự phát, trong khi người dân chưa thật sự hiểu rõ và còn nhiều ngộ nhận về TPCN. Trong bối cảnh này, sự hướng dẫn của người thầy thuốc là vô cùng cần thiết.

Vai trò quan trọng của thực phẩm chức năng (TPCN) trong phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc sử dụng TPCN hiện nay vẫn mang tính tự phát, trong khi người dân chưa thật sự hiểu rõ và còn nhiều ngộ nhận về TPCN. Trong bối cảnh này, sự hướng dẫn của người thầy thuốc là vô cùng cần thiết.

TPCN không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc điều trị. Và  trong nhiều trường hợp, thuốc điều trị cũng không thể thay thế TPCN. Minh họa nguồn Internet
TPCN không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc điều trị. Và trong nhiều trường hợp, thuốc điều trị cũng không thể thay thế TPCN. Minh họa nguồn Internet

Theo định nghĩa đã được luật hóa trong Luật An toàn thực phẩm, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. TPCN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh mãn tính không lây nhiễm đang có xu hướng ngày càng tăng.

Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, TPCN đã trở nên phổ biến, phong phú về chủng loại và công dụng. Riêng tại Mỹ, hơn 70% người dân đã sử dụng TPCN và tỷ lệ này vẫn không ngừng tăng cao trong những năm gần đây. Còn tại Việt Nam, kết quả điều tra năm 2011 của Cục An toàn Thực phẩm (ATTP) cho thấy: ở Hà Nội, cứ trong 100 người lớn thì có 56 người dùng TPCN ; ở TP.HCM 100 người lớn thì 48 người sử dụng. Điều này cho thấy nước ta cũng đã bắt đầu hòa nhập vào xu hướng ưa chuộng TPCN của thế giới. Tuy nhiên, phần lớn người dân trong nước vẫn chưa hiểu rõ về công dụng, vai trò, cách sử dụng TPCN.

Hai năm trước, khi đang điều trị viêm gan siêu vi B, anh N.V.Ngọc (Q.5, TP.HCM) ngưng dùng thuốc đặc trị để chuyển sang dùng một số TPCN. Lý do là vì bạn bè giới thiệu các TPCN này có thể trị bệnh gan mà Không gây tác dụng phụ khó chịu như thuốc. Cách đây vài tháng, anh đi khám lại mới biết tình trạng viêm gan của mình không hề thuyên giảm mà còn chuyển thành mãn tính. Chị T.T.N. Thủy (Q.  Tân Bình, TP. HCM) thì vừa điều trị ngoại tâm thu, vừa phải uống thuốc đau khớp mỗi ngày. Sau một thời gian, chị không chỉ mệt mỏi mà còn có nguy cơ suy thận do sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài.

Hóa ra, bác sĩ có chỉ định một số TPCN tăng cường sức khỏe, mát gan, hỗ trợ tiêu hóa và thải độc, nhưng chị cho rằng không cần thiết và chủ động bỏ qua để tiết kiệm tiền. Những trường hợp hiểu sai, dùng sai TPCN như anh Ngọc, chị Thủy là rất phổ biến.

Rõ ràng, đại bộ phận người dân vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về TPCN mà thường dùng hay không dùng một cách tự phát, hoặc nghe theo lời rỉ tai của bạn bè, người thân không có đầy đủ kiến thức chuyên môn.

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Thực phẩm chức năng- những vấn đề cần sáng tỏ”  do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào cuối tuần qua, TS. Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục trưởng Cục ATTP cho biết: “Đúng là người dân hiện vẫn có sự hiểu biết chưa đầy đủ về TPCN. Và trong điều kiện người dân còn dùng chưa đúng, hiểu chưa đúng thì phải có sự tư vấn của các chuyên gia, thậm chí của bác sĩ”. 

Trên thực tế, các điều luật hiện hành vẫn còn nhiều mâu thuẫn khiến việc hướng dẫn người dân sử dụng TPCN gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong Luật ATTP, Bộ Y tế đã công nhận TPCN có lợi cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh tật. Luật Bảo vệ Sức khỏe nhân dân cũng khẳng định người dân có quyền được thầy thuốc hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, Quy chế kê đơn thuốc lại cấm bác sĩ chỉ định TPCN từ năm 2008. Vậy khi cần được tư vấn sử dụng TPCN, người dân biết hỏi ai?.

Sự thiếu nhất quán giữa các điều luật này cũng chỉ rõ một thiếu sót của ngành Y hiện nay, đó là: chỉ chú trọng vào việc điều trị mà bỏ qua công tác phòng bệnh, hỗ trợ điều trị, đặc biệt là hỗ trợ lâu dài đối với các bệnh mãn tính không dùng thuốc.

Một điều bất hợp lý nữa, đó là các loại vitamin và khoáng chất… trước kia được xem như thuốc, được bác sĩ kê đầy đủ trong đơn khi bệnh nhân cần. Nhưng hiện nay, phần lớn đã trở thành TPCN và bác sĩ không còn quyền kê đơn nữa. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng vẫn tồn tại dù không còn tình trạng thiếu lương thực như trước. TS. Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết:  “Trong một hội thảo gần đây về vai trò và công tác quản lý TPCN do Bộ Y tế tổ chức, Bộ đã tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để xây dựng những quy định quản lý phù hợp hơn trong thời gian tới. Nguyên tắc là nếu văn bản không phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung và đó là chuyện bình thường”.

Việc xây dựng những quy định về quản lý và hướng dẫn một cách rõ ràng sẽ giúp người thầy thuốc không lúng túng khi chỉ định TPCN, tạo điều kiện cho TPCN đến được với đúng đối tượng cần sử dụng một cách minh bạch và phát huy tối đa tác dụng. Đây cũng là biện pháp giúp quản lý tốt hơn đối với thị trường TPCN, hạn chế tình trạng người dân tự ý chọn sử dụng các sản  phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và không phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung những quy định quản lý về TPCN để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm giúp cho người dân có những hướng dẫn cụ thể và tự tin khi sử dụng TPCN từ sự chỉ định cũng như tư vấn của bác sĩ là vấn đề cần nhanh chóng thực hiện ngay.

Lê Minh Hùng

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.