Cần chặn đứng tham nhũng trong khai thác khoáng sản

Theo các chuyên gia, VN tham gia EITI là cần thiết
Theo các chuyên gia, VN tham gia EITI là cần thiết
(PLO) -Nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu trong lĩnh vực địa chất đều thể hiện quan điểm mong muốn Việt Nam sớm tham gia thực hiện sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (Extractive Industry Transparency Initiative - EITI), từ đó giúp ngành khai khoáng Việt Nam quản lý hiệu quả tài nguyên, khoáng sản một cách bền vững.

Khai thác nhiều, nộp ngân sách ít

Thông tin tại Tọa đàm “Việt Nam tham gia Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp khai thác (EITI): Cơ hội hay rào cản?” ngày 13/9 vừa qua tại Hà Nội, bà Trần Thanh Thủy (đại diện Liên minh khoáng sản Việt Nam) cho biết, những lĩnh vực khai thác dựa trên tài nguyên nói chung, và khai thác khoáng sản nói riêng, được đánh giá là một trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất, tập trung chủ yếu ở bốn khía cạnh chính: cấp phép, quản trị doanh nghiệp nhà nước, thu thuế và phí, phân bổ nguồn thu.

Liên quan tới cấp phép, bà Thủy dẫn chứng, năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) khi kiểm tra 957 giấy phép khoáng sản do địa phương cấp, thì có tới 50% giấy phép vi phạm quy định pháp luật liên quan đến cấp phép, như chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không đúng quy hoạch hay vượt quá thẩm quyền…

Cũng theo vị đại diện Liên minh khoáng sản, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường đóng vai trò khác nhau và vấn đề quản trị loại hình doanh nghiệp này khá phức tạp, đặc biệt trong công tác giám sát và quản lý.

Theo báo cáo đánh giá gần đây cho thấy, số nợ mà chính phủ đang bảo lãnh cho các DNNN lên tới 26 tỷ USD, tức là DNNN đang chiếm phần rất lớn trong tỷ trọng đầu tư cũng như nợ của chính phủ.

Bà Thủy cho biết, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (với tổng sản lượng 110 triệu gallon barels); đóng góp 2.3% tổng sản lượng thiếc, 1.8% tổng sản lượng xi măng hay 1% tổng sản lượng Barite trên thế giới. Việt Nam cũng có khá nhiều khoáng sản khác được khai thác với số lượng lớn như than, khí thiên nhiên, chì và apatit.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá, có khá nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong thời gian tới. Điển hình như dầu khí, còn 56 năm khai thác hay kẽm chỉ còn 17 năm, Atimon còn 11 năm và Vàng còn 21 năm.

Khai thác về quy mô tương đối lớn, nhưng đóng góp cho ngân sách từ ngành khai thác khoáng sản lại không cao. Hiện nay, số thuế tài nguyên kể cả dầu khí và khoáng sản cũng chỉ chiếm 56% tổng thu ngân sách. Trong khi đó phần thu này chủ yếu là dầu mỏ, còn phần khoáng sản chỉ chiếm 0.9 - 1% tổng thu ngân sách.

Các chuyên gia đánh giá mức độ thất thu trong khai thác tài nguyên ở Việt Nam chiếm khoảng 5 – 25% GDP, tổng thất thu từ khai thác khoáng sản và dầu khí ước tính khoảng 21.000 tỷ đồng mỗi năm.

Tình trạng này xuất phát từ việc ngành khai thác khoáng sản hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều kẽ hở, giúp cho các công ty khai thác trốn thuế và tránh thuế rất dễ dàng.

Ví dụ họ có thể khai báo sản lượng khai thác thấp hơn thực tế rất nhiều. Và hiện nay, bài toán kiểm soát sản lượng vẫn là bài toán rất khó đối với cả cơ quan thuế và cơ quan môi trường.

Ngoài ra, các công ty cũng có thể khai báo chất lượng, hàm lượng các chất khai thác thấp hơn thực tế. Như khai thác một loại quặng có hàm lượng kim loại lớn, nhưng khi khai thuế có thể khai báo hàm lượng nhỏ đi.

Vì hiện nay các khoản thu thuế tài nguyên được tính dựa trên giá bán và sản lượng, nên hiện nay ngoài việc khai giảm sản lượng, các công ty còn có những cách thiết lập giá bán sao cho có lợi nhất cho mình.

“Mỏ vàng Bồng Miêu nhận được ưu đãi thuế tài nguyên ở mức 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 18% với mức ưu đãi tuyệt đối. Họ vừa được phép xuất khẩu và vừa được tiêu thụ nội địa.

Mỏ vàng Phước Sơn thì đang phải chịu mức thuế tài nguyên là 15% giá trị sản phẩm khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 40% lợi nhuận thu được và chỉ được xuất khẩu chứ không tiêu thụ trong nước.

Một điều thú vị, là hai mỏ vàng này đều đang trực thuộc tập đoàn Besra. Do đó, đã có một lượng vàng không nhỏ của mỏ vàng Phước Sơn được chuyển sang Bồng Miêu để hưởng thuế suất thấp và nhiều ưu đãi phân phối hơn”, bà Thủy dẫn chứng.

Một thực tế tồn tại lâu nay đã được Trưởng Ban pháp chế (VCCI) Đậu Anh Tuấn chỉ ra rằng, cũng như đất đai, hoạt động khai thác khoáng sản luôn tiềm ẩn các xung đột xã hội gay gắt giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.

Thực tế cho thấy, hiện nay, mặc dù doanh nghiệp khẳng định có nộp thuế đầy đủ, nhưng Nhà nước vẫn cảm thấy không hài lòng vì luôn bị thất thu thuế, trong khi đó, người dân lại cũng không được hưởng nguồn thu từ thuế tài nguyên khoáng sản.

“Điều này đã gây ra bức xúc thường xuyên cho cả ba chủ thể là Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, tích tụ lâu dần trở thành các xung đột và mâu thuẫn xã hội tiềm ẩn có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Việc thiếu công khai minh bạch theo đó đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền lệ xấu trong bảo vệ môi trường, gây mất công bằng với doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng”, ông Tuấn phân tích.

Việt Nam được gì khi tham gia EITI?

Ông Đậu Anh Tuấn cho hay, thu ngân sách từ khai thác khoáng sản cũng có từ khá nhiều nguồn, đặc biệt là từ thuế phí tài nguyên, môi trường, cấp phép quyền khai thác... Trong bối cảnh tình trạng thu chi ngân sách đang rất khó khăn hiện nay ở Việt Nam thì EITI cũng có thể được xem xét như một gói giải pháp tốt.

Số liệu thống kê cho thấy, việc tham gia EITI đã giúp nhiều nước giàu tài nguyên tăng thu được hàng trăm triệu USD. Hiện nay, trên thế giới có 56 quốc gia tham gia EITI, trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nauy…

Theo ước tính, nếu tham gia sáng kiến minh bạch này và thực hiện đầy đủ EITI thì Việt Nam cũng có thể bổ sung được trên 1 tỷ USD vào ngân sách từ hoạt động thu thuế tài nguyên.

Bên cạnh đó, thực thi pháp luật hiệu quả hơn cũng là một điểm ưu việt mà EITI có thể mang lại. Theo ông Tuấn, trong “bức tranh tối - sáng” hiện nay của ngành khai thác khoáng sản, quy định pháp luật thì có nhưng thực hiện lại là chuyện khác, đặc biệt là tình trạng khai thác lậu khoáng sản.

Theo báo cáo gần đây, tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra trên địa bàn 35 tỉnh và thành phố trong cả nước. Hay số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung quốc có chênh lệch gần 5 tỷ USD/năm, và trong số đó, xuất khẩu lậu khoáng sản chiếm phần không nhỏ.

Khi các số liệu được công bố công khai và so sánh trong EITI thì rõ ràng, tình trạng này sẽ giúp hạn chế tình trạng khai thác lậu khoáng sản và giúp thực thi pháp luật hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc xem xét và phân tích các báo cáo EITI cũng sẽ giúp cung cấp các thông tin đầu vào cho từng bước cải thiện và hoàn thiện chính sách. Ví dụ, Luật Khoáng sản hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề, như việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản hay kiểm soát nguồn gốc khoáng sản sau khai thác chưa được hoàn thiện.

Trong đó một phần nguyên nhân là do các thông tin đầu vào khi xây dựng Luật Khoáng sản không đủ nên chưa xác định, phát hiện được vấn đề cốt lõi cũng như đưa ra được giải pháp phù hợp. Đây chính là vấn đề mà việc thực thi EITI được kỳ vọng sẽ có thể giúp giải quyết được.

Vị đại diện VCCI cho rằng, một thực trạng ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp khai khoáng từ các nước phát triển (có công nghệ tốt, có trách nhiệm xã hội cao) thì ngày càng ít xin phép đầu tư khai thác, chế biến ở Việt Nam trong khi đó nhà đầu tư từ Trung Quốc lại ngày càng nhiều.

Nguyên nhân một phần là do môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực khoáng sản là chưa đủ minh bạch, mà không minh bạch thì chỉ có Trung Quốc được lợi.

EITI với hiệu quả giúp tạo lập niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó thu hút đầu tư một cách ổn định, lâu dài với công nghệ tiên tiến vào các dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản, có thể được coi là giải pháp phù hợp cho bài toán về môi trường đầu tư hiện nay của Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp khoáng sản, hiện nay có đến 73% doanh nghiệp thường xuyên phải chi trả các khoản không chính thức, cao hơn rất nhiều so với lĩnh vực khác. Hơn thế nữa, mức chi trả bình quân cũng rất cao.

Có đến 53% doanh nghiệp khoáng sản phải trả từ 2% doanh thu trở lên, so với 41% doanh nghiệp khác phải trả từ 2% doanh thu trở lên. Do đó, EITI với cơ chế minh bạch, có thể giúp các doanh nghiệp này giảm chi phí không chính thức và từ đó giảm được đáng kể các rủi ro trong kinh doanh của họ.

Hiện nay, khoáng sản Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất sang Trung Quốc mà không thể xuất sang các nước phát triển khác bởi nhiều nước phát triển, và cả những doanh nghiệp tại Trung Quốc nhưng có vốn đầu tư từ các nước phát triển có quy tắc ưu tiên mua đối với khoáng sản có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng, được khai thác ở từ những doanh nghiệp và quốc gia bảo đảm minh bạch thông tin.

Do vậy, khi tham gia EITI với một môi trường đầu tư trong sạch, ít rủi ro, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc gia phát triển theo dòng chuỗi giá trị toàn cầu.

Một tác động ngoại biên của EITI nữa là khả năng giúp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thông qua các đầu tư về cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.

Đại diện VCCI cũng cho rằng, chi phí tham gia EITI không quá lớn, có thể kêu gọi viện trợ quốc tế để tiết kiệm ngân sách. Ví dụ, Mông Cổ vận hành chỉ mất hơn 1 tỷ đồng, chưa bằng 1 chuyến đi tham quan của cơ quan nhà nước đi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quốc tế.

Hiện sáng kiến vẫn đang trong giai đoạn xem xét, nhưng theo khảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng đều cho biết, việc tham gia EITI là cần thiết, việc công khai, minh bạch trong khai thác khoáng sản là “sòng phẳng”, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn bài bản, nghiêm túc.

Khảo sát của VCCI cho thấy, 72% doanh nghiệp thừa nhận phải dựa vào mối quan hệ để tiếp cận thông tin, tài liệu; 85% doanh nghiệp thừa nhận thường xuyên chi trả các khoản tiền không chính thức trong quá trình hoạt động.

Mặt khác, doanh nghiệp khai khoáng cho biết, hàng năm họ có đóng một “khoản phí” cho chính quyền trong việc khai thác và mong muốn những khoản lệ phí này hỗ trợ một phần về vấn đề tác động môi trường cho người dân vùng khai thác.

Song, doanh nghiệp không biết nguồn tiền này đi đâu, người dân thì không được hưởng lợi và vẫn bức xúc với doanh nghiệp, cản trở hoạt động của doanh nghiệp khai khoáng.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.