“Cẩm nang” điều trị các bệnh viêm đường hô hấp

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLO) - Viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản là những bệnh phổ biến nhất về bệnh lý tai mũi họng hiện nay. PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt (34 Đại Cồ Việt, Hà Nội) hướng dẫn cách phòng tránh các chứng bệnh này. 
Bệnh giao mùa
Bệnh tai mũi họng thường xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào thời điểm giao mùa thường bùng phát mạnh, được xếp vào loại nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm Amidan, viêm xoang, viêm tai giữa. 
Bệnh dễ bùng phát khi có yếu tố thuận lợi như thời tiết thay đổi, nhiễm vi rút cảm cúm, vi rút hợp bào đường thở…
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu do nhiễm virus, chiếm đến 80%. Trước tiên cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh do virus hay vi khuẩn để điều trị hợp lý, vì nếu do virus thì không sử dụng kháng sinh.
Để biết bệnh do vi khuẩn hay virus, dựa vào các đặc điểm sau: Virus thì dấu hiệu toàn thân ít, thường sốt cơn, sau khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ vẫn chơi ngoan, ăn uống được, khám không có hạch, ít ảnh hưởng toàn thân. 
Còn bệnh do vi khuẩn, ngoài yếu tố nhiễm trùng còn nhiễm độc, nên trẻ mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn, sau khi dùng thuốc hạ sốt trẻ vẫn mệt, dễ nổi hạch.
Mỗi năm một đứa trẻ có thể nhiễm khuẩn đường hô hấp trên 5 - 6 lần. Triệu chứng chủ yếu như mệt mỏi, chảy nước mũi, ngạt mũi và ho kéo dài. Chu kỳ mỗi siêu vi trùng từ 5 - 7 ngày sẽ hết (ngoại trừ một số siêu vi trùng nguy hiểm như sởi, rubela). 
Các virus hay gặp như: Virus cúm, sởi, SRV, Adeno virus, Rhino virus. Các vi trùng gây bệnh chính gồm: Phế cầu, Liên cầu, H. Influenzae, B. Cataralis. Ngày nay y học phát hiện thêm nhiều loại mới. Muốn điều trị cần căn cứ vào vi trùng để dùng kháng sinh phù hợp. 
Tỉ lệ nhiễm vi trùng ở trẻ em phổ biến. Còn ở người lớn gần đây ghi nhận nhiều trường hợp viêm họng do trào ngược dạ dày. GS Sơn cho biết các cơ quan hô hấp trên do tiếp xúc nhiều với môi trường nên dễ gây viêm nhiễm. 
Điều trị viêm tai giữa
GS Sơn lưu ý, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường mắc bệnh viêm tai không chảy mủ rất nguy hiểm, tỉ lệ khoảng từ 5 đến 7%. Nguyên nhân bệnh viêm tai không chảy mủ là do tắc vòi tai (từ họng lên tai), do vi trùng, siêu vi trùng; vấn đề dị ứng cơ địa trẻ khác nhau. Những trẻ thường bị chảy nước mũi, viêm họng nhiều lần có nguy cơ mắc viêm tai không chảy mủ cao. Đặc trưng nhất của bệnh là trẻ nghe kém mà phụ huynh không phát hiện được. 
Trước đây, không phát hiện sớm thì nhiều trẻ lớn lên bị điếc mà không biết lý do. Hiện với hệ thống nội soi tai, hệ thống đo nhĩ lượng, trở kháng trong tai, đã hạn chế được căn bệnh này. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc chữa trị khá đơn giản, đặt ống thông khí OTK dẫn lưu ra sẽ khỏi bệnh.
Việc phòng bệnh viêm tai không chảy mủ đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần thường xuyên kiểm tra tai mũi họng, theo dõi các giai đoạn tổn thương. Dị ứng viêm tai không chảy mủ còn có thể kéo dài cho tới khi trẻ lớn. Phải giữ cho mũi, họng không bị viêm tái phát nhiều lần. Ngoài ra, phụ huynh không nên cho trẻ đi bơi ở những nơi có nguồn nước bẩn.
 
Phòng tránh viêm họng
Theo GS Sơn, viêm họng là bệnh rất hay gặp ở cả người lớn và trẻ em vì họng là “ngã tư” đường ăn thở, nhiều yếu tố thần kinh, nhiều phản ứng thần kinh nội tiết. “Họng là một trong những cơ quan nhạy cảm có tác dụng như thở, đưa thức ăn xuống dạ dày, bảo vệ và chắn không cho dị vật chui xuống đường thở. 
Họng gồm 3 phần: Từ lưỡi gà hất lên gọi là họng mũi, phần há miệng nhìn thấy bằng mắt thường là họng miệng, còn từ đáy lưỡi trở xuống gọi là hạ họng. Dân gian thường nói viêm họng ở đây là viêm họng miệng”, ông Sơn giải thích.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, nhưng chủ yếu là do virus (80%) như rhinovirus, virus hợp bào đường thở, virus cúm, …còn lại 20% do vi khuẩn. 
Viêm họng thường chia làm 2 loại: cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân của viêm họng cấp tính có thể do siêu vi trùng cúm, viêm họng hạch đau mắt đỏ. Viêm họng cấp tính thường có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, chán ăn, rát họng, trẻ em hay quấy khóc, nuốt chất rắn thấy đau; không gây nguy hiểm chết người nhưng dễ gây biến chứng. Trẻ từ 5 đến 13 tuổi hay mắc bệnh này. Với trẻ em viêm họng cấp tính kéo dài dẫn đến các chứng như viêm tai, xoang, thanh quản, phế quản. 
Điều đáng lo lắng là khi bị bệnh, thông thường người dân tự ý đi mua thuốc ở ngoài cửa hàng, thấy đỡ là dừng ngay, dễ gây kháng kháng sinh. Nhưng điều này vô tình khiến những lần sau người bệnh mắc phải sẽ bị nặng hơn. Bệnh rất dễ tái phát. 
Nếu viêm họng cấp tính không được chữa trị dứt điểm thì sẽ chuyển sang mãn tính. Triệu chứng lúc này người bệnh cảm giác rát họng, hay ho vặt, có đờm ở họng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà GS Sơn khuyên có cách chữa khác nhau như: viêm amidan mãn tính thì có thể cắt amidan, viêm họng hạt thì có thể điều trị bằng cách đốt. 
“Việc sử dụng thuốc phải thận trọng. Tốt nhất là người dân nên “phòng hơn chữa bệnh””, GS Sơn cho biết. 
Tránh xa môi trường bị ô nhiễm, khí thải, hóa chất độc hại. Rửa tay sau khi ho, đi vệ sinh, trước khi ăn, tránh việc nhiễm vi trùng. Mùa đông, trẻ nhỏ và người già cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Hạn chế uống nước đá, hút thuốc hay đun bếp than, dầu trong nhà; đeo khẩu trang khi ra đường; tránh uống chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga. 
Trẻ em cần được tiêm chủng theo lịch tiêm phòng. Tránh ăn những thực phẩm quá chua, cay sẽ gây tổn thương niêm mạc. Tốt nhất vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý.
Theo kinh nghiệm của GS Sơn: “Mỗi tối sau khi đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, bệnh nhân nên ngậm khoảng một thìa mật ong rồi nuốt từ từ. Một số phụ huynh cho rằng bị viêm họng tránh cho con ăn tôm, cua, thịt và da gà sẽ bị ho, điều này không đúng. Chỉ khi nào trẻ bị dị ứng mới phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng để tránh trẻ bị thiếu dinh dưỡng do kiêng khem quá mức”. 
Nếu viêm họng do trào ngược thì phải điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh hạn chế chất kích thích, chú ý bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.