Náo loạn trong phiên tòa xử giảng viên ĐH Huế

Hai chú cháu vướng vào lao lý vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt
Hai chú cháu vướng vào lao lý vì một mâu thuẫn nhỏ nhặt
(PLO) - Gây thương tích cho nạn nhân chỉ vì một giây phút xốc nổi, đến khi hầu tòa,  vị giảng viên ĐH Huế vẫn chưa thôi bức xúc  vì cho rằng hành vi của mình không đáng phải đứng trước vành móng ngựa.
Rắc rối từ kết luận giám định “nhảy nhót”
Bị cáo Hoàng Trọng Nhật (SN 1972, ngụ phường Hương An, thị xã Hương Trà) và Hoàng Trọng Bảo Anh (SN 1986, ngụ phường Phú Hội, TP. Huế, cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích”, theo Khoản 3, Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Vụ án xảy ra từ năm 2010, sau 3 lần giám định thương tích, kết luận nạn nhân tổn hại sức khỏe từ 32% lại nhảy lên 37%, sau đó bất ngờ tụt xuống 3%. 
Trước sự “nhảy nhót” của kết quả, trong khi cùng một cơ quan giám định, nên cơ quan CSĐT công an TP. Huế ra quyết định trưng cầu giám định của Viện pháp y Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp ra quyết định thành lập hội đồng. Kết quả giám định của cấp Trung ương là 4%, tại thời điểm giám định. 
Dựa vào bản giám định cuối cùng này, vụ án được khởi tố theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (khởi tố theo yêu cầu của người bị hại). Đối với trường hợp này, luật quy định “người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ” (theo Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự). 
Vì trước đó, bị hại đã rút lại đơn yêu cầu khởi tố, nên Công an TP. Huế đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với hai đối tượng Nhật và Bảo.
Vụ án đã chìm vào quên lãng suốt một thời gian dài. Sức khỏe của bị hại sau nhiều năm cũng đã phục hồi. Mối quan hệ giữa hai gia đình bị cáo và bị hại đã được hòa giải. 
Chẳng hiểu vì lý do gì, bỗng một ngày VKSND tỉnh “suy nghĩ lại”, cho rằng phải lấy kết quả giám định thương tật đầu tiên (32%) để làm căn cứ mới đúng. Vì vậy, cơ quan này đã yêu cầu hủy quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can để phục hồi điều tra vào tháng 3/2014. Vụ án sau gần 4 năm “yên nghỉ” lại bị “khai quật” một cách khó hiểu.
Theo nội dung vụ án, do có mối quan hệ quen biết nên ông Trần Minh Tuyến (SN 1971) cho anh bị cáo Nhật mượn tiền. Vì con nợ trả chưa hết, nên trưa 21/10/2010, chủ nợ đến nhà anh Nhật đòi nợ, nhưng lại gặp vợ con nợ. 
Hai bên lời qua tiếng lại, tranh cãi về số tiền nợ. Buổi chiều, khi chủ nợ đã về nhà, người vợ yêu cầu chồng chở sang để làm rõ số nợ còn lại và tìm cách giải quyết, nhưng người chồng bảo vợ ở nhà rồi kêu con trai là Bảo Anh chở mình đi.
Người vợ không biết đi xe, nên ngậm ngùi ở nhà, trùng hợp lúc đó em trai chồng là Nhật ghé chơi, nên bà nhờ chở đi.
Lúc đến nhà ông Tuyến, vì không thống nhất được số tiền còn nợ nên hai bên xảy ra to tiếng. Vợ chủ nợ liền đuổi con nợ ra khỏi nhà. Thấy tình thế căng thẳng, Nhật nói với chị dâu, “thôi chị thanh toán tiền đi mà về”. 
Chủ nợ liền trừng mắt hỏi Nhật, “ông là ai mà xía vô chuyện ni?” sau đó dùng tay đánh vào mặt. Nhật gạt tay chủ nợ ra rồi đánh trả. 
Thấy có xô xát, Bảo Anh cũng chạy vào, phụ chú đánh vào mặt nạn nhân. Con nợ can ngăn, xô con trai ra. Bị cha xô trúng vào mép bàn, sẵn có cây dao trên bàn, Bảo Anh chụp lấy, đâm một nhát vào lưng chủ nợ. 
Khi nạn nhân ngã xuống nền nhà, Bảo Anh tiếp tục dùng chân đá vào mặt, sau đó cả gia đình mới “rút quân”. Nạn nhân bị thương ở vùng mặt, lưng, nên được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, sau 10 ngày thì ra viện.
Tại phiên tòa sơ thẩm mở đầu năm 2015, VKSND Huế truy tố hai bị cáo về tội “cố ý gây thương tích” theo Khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự (hình phạt từ 5 - 15 năm tù). 
Cả Viện và Tòa đều thống nhất lấy kết luận giám định lần 1 để xác định thương tích của bị hại do các bị cáo gây ra tại thời điểm phạm tội. 
Bên cạnh đó, HĐXX lại nhận định, “thương tích của bị hại là không cao so với Khoản 3 Điều 104 của BLHS, hiện vết thương đã lành, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nên được nhận hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt”. Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Bảo và bị cáo Nhật mỗi người 2 năm 6 tháng tù.
Giám định viên nói gì?
Trong vụ án này, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình đã gây ra thương tích cho bị hại. Nhưng mức độ thương tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe của bị hại là 32% hay 4% để làm căn cứ xét xử? Không đồng ý với bản án sơ thẩm, các bị cáo kháng án về kết quả giám định pháp y.
Trong phiên tòa mở một ngày giữa năm 2015 mẹ bị cáo Bảo chia sẻ về con trai:  Năm đó, khi xảy ra vụ xô xát, Bảo chỉ mới 24 tuổi, dù đã là giảng viên đại học, nhưng vẫn còn một phần xốc nổi của tuổi trẻ: ““Máu chảy thì ruột mềm”, thấy chú ruột bị đánh, nó không kìm lòng được mới chạy đến đánh người ta”. 
Cha bị cáo bức xúc kể: “Nhiều người hỏi tôi có thù oán với ai không? Nhưng những người bình thường như chúng tôi, làm gì có cơ hội gây thù chuốt oán với ai. 
Từ ngày đình chỉ vụ án đến nay, con trai tui luôn chấp hành tốt pháp luật, giảng dạy nghiêm túc tại Đại học Huế. Tôi không chối bỏ những vi phạm của con tui. Nhưng để bị truy tố đến mức này, thử hỏi có thỏa đáng không? Nếu phải bán hết cả sản nghiệp, phải sống cảnh màn trời chiếu đất để đi đòi công lý cho con, tui cũng cam lòng”.
Dọa bán nhà ra Hà Nội kêu oan
HĐXX mất rất nhiều thời gian làm rõ động cơ, mục đích dẫn đến hành vi của các bị cáo. Phiên tòa kéo dài đến gần 12h trưa thì chủ tọa phiên tòa quyết định dừng lại, buổi chiều mới tuyên án. Được nói lời sau cùng, cả hai bị cáo đều xin HĐXX xem xét, để đưa ra mức án hợp tình hợp lý. 
Bị cáo Bảo nói đầy phẫn uất: “Bị cáo thấy đây là vụ án vô thưởng, vô phạt và rất vô nghĩa. Bị cáo là giảng viên đại học, là thạc sĩ, chuẩn bị nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ. 
Bị cáo biết mình có sai khi đánh người, nhưng không đến nỗi phải ra đứng trước vành móng ngựa. Bị cáo mong HĐXX cân nhắc, xem xét, tránh oan sai.
Bị cáo vô tù, coi như sự nghiệp, học vấn bị cáo phấn đấu suốt thời gian qua đều phải chấm dứt, trong khi bị cáo không đáng phải chịu hậu quả như vậy”.
Nghe từng lời còn trai nói, người mẹ đau lòng, khóc mỗi lúc mỗi to. Bà liên tục chắp tay trước ngực nói trong nước mắt, “xã hội thêm một người tốt, sẽ bớt đi sự hận thù”. 
Cha bị cáo bức xúc, cướp luôn micro, hét lớn, “nếu hôm nay công lý không được thực thi, có bán hết nhà cửa, tui cũng ra Hà Nội kêu oan”. Phiên tòa bỗng chốc náo loạn, tiếng la hét, tiếng khóc lóc lẫn lộn. Cảnh vệ phải vất vả một lúc, mới tước được mic trong tay cha bị cáo và áp giải ông ra khỏi phiên tòa. 
Không còn micro trong tay, người cha vẫn cố hết sức bình sinh để nói thật to, bày tỏ uất ức chồng chất trong lòng. Mẹ bị cáo vẫn chắp tay lạy dài, vừa khóc tu tu, vừa xin lỗi HĐXX vì sự cố do chồng gây ra. Vị chủ tọa nhanh chóng tuyên bố kết thúc phần xét xử buổi sáng.
Buổi chiều, các bị cáo đến rất sớm, bồn chồn đi tới đi lui. Những gương mặt hằn lên nỗi lo lắng, chờ đợi đến giờ tuyên án.
Tòa phúc thẩm cho rằng, việc sử dụng kết quả giám định lần 1, là có cơ sở, vì đây là thương tích tại thời điểm xảy ra vụ án. Những kết quả giám định sau, được thực hiện sau khi nạn nhân đã điều trị ổn định, nên không có cơ sở để xem xét. 
HĐXX cho rằng bản án của tòa sơ thẩm đưa ra là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên xét vụ án xảy ra đã lâu, vết thương của bị hại cũng đã lành, các bị cáo đã bồi thường thỏa đáng, bị hại cũng xin giảm nhẹ mức án cho các bị cáo, ngoài ra bị cáo có nhân thân tốt nên cần thay đổi một phần hình phạt, chuyển từ giam giữ sang án treo. 
Tòa tuyên cả hai bị cáo 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.