Cảm động chuyện mẹ kế muốn được nuôi con chồng

(PLO) - Thiếu phụ trẻ ngập ngừng xin gặp Thẩm phán để trình bày nguyện vọng muốn được giành quyền nuôi con. Thoạt nghe, ai cũng tưởng bé gái là con đẻ của chị, nhưng hóa ra lại là con của chồng. 
“Thú thật là nếu không phải nuôi cháu, vợ chồng tôi cũng bớt được một phần gánh nặng kinh tế. Nhưng để cháu về ở với mẹ đẻ, tôi thực sự không yên tâm. Cháu đã ở với chồng tôi từ bé, hơn nữa cháu là con gái nên dù sao ở với mẹ kế vẫn còn tốt hơn là ở cùng cha dượng…” - chị bày tỏ nỗi lo lắng của mình bằng tâm trạng lo âu, thấp thỏm.
Duyên phận éo le
Chị Hà Thanh Vân (28 tuổi, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) kết hôn với anh Nguyễn Mạnh Hà (35 tuổi, cùng quê) khi anh này đang trong cảnh "gà trống nuôi con", cô con gái 11 tuổi. Chị Vân không biết cặn kẽ nguyên nhân vì sao chồng mình và người vợ cũ ly hôn, chỉ nghe nói là tính tình không hợp. Sau này cha mẹ chồng chị nói rằng vợ cũ của anh Hà ngoại tình, bỏ chồng con đi theo tình nhân. 
Khi ly hôn, người vợ cũ bỏ lại đứa con gái khi đó mới 6 tuổi cho anh Hà nuôi để chung sống cùng người mới. Nghe nói người đó cũng không đàng hoàng, tử tế, hai người ở với nhau không có hôn thú gì. Về phần anh Hà, có lẽ quá thương con gái nên anh  chấp nhận cảnh “gà trống nuôi con” một thời gian dài. Phải đến 5 năm sau ngày hôn nhân tan vỡ, anh mới kết hôn với người mới, đó là chị.
Hồi đó, khi biết chị là gái tân mà phải lấy chồng đã sang “tập hai”, đã thế lại có thêm đứa con gái riêng của chồng đang tuổi ẩm ương, cha mẹ chị không tác thành vì e ngại cuộc sống mẹ kế - con chồng, con chung - con riêng phức tạp. Ngay cả bản thân chị cũng thấy băn khoăn. Nhưng tình yêu thương và sự chân thành của chị đã cảm hóa được đứa con chồng, cô bé đã tự nguyện gọi chị bằng mẹ. Tiếng mẹ thiêng liêng tự đáy lòng khiến chị cảm động trào nước mắt. Ngày chị lên xe hoa, chính cô nhóc này đã nâng váy cho mẹ kế vào tận phòng tân hôn.
Cuộc sống của chị yên ấm không được bao lâu thì bị xáo trộn vào một ngày người vợ cũ của chồng chị về thăm con gái. Chị ta tỏ rõ sự khó chịu khi thấy con gái mình gọi mẹ kế bằng tiếng mẹ yêu thương. Chị ta thẳng thừng cấm con gái không được gọi chị là mẹ nhưng cô bé không chịu. Vì ghen tức, sau đó chị ta khởi kiện ra tòa án xin thay đổi người nuôi con với lý do cháu bé phải sống cảnh mẹ ghẻ - con chồng nhiều hệ lụy phức tạp.
Khi bị vợ cũ giành quyền nuôi con, chồng chị muốn giữ con ở lại với mình nhưng anh e ngại. Nếu con ở cùng anh chị nghĩa là anh buộc vợ mình phải san sẻ gánh nặng kinh tế trong việc nuôi con, điều đó có vẻ không công bằng với chị. Anh chị cũng chỉ là công nhân nghèo, ăn bữa trước dành bữa sau, hiện chị lại đang mang bầu đứa con chung của hai người. Bố mẹ anh thì chỉ biết thở ngắn than dài vì biết trước việc để cháu bé ở với mẹ và cha dượng là điều không ổn. Nhưng ông bà đành tự an ủi rằng, mai mốt chị sinh con, kinh tế sẽ khó khăn, eo hẹp nên để cháu bé ở với mẹ đẻ cũng là hợp lý. Biết vậy mà trong lòng chị cứ cảm thấy áy náy khôn nguôi…  
Mẹ kế có được giành quyền nuôi con chồng?
Chị Vân nhỏ nhẹ giãi bày: Vợ chồng chị đều là công nhân, lương “ba cọc ba đồng”, gia đình nội, ngoại cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Quả thật, nếu không phải nuôi con chồng thì hàng tháng chị sẽ đỡ được một khoản tiền kha khá. Nhưng thật lòng, nếu để cháu cho mẹ đẻ nuôi dưỡng thì chị rất bận tâm. Cả gia đình chị đều biết chồng mới của mẹ cháu bé là người không được đàng hoàng tử tế, nếu phải giao cháu về ở với mẹ và người cha dượng như vậy thì gia đình không yên lòng. 
“Tôi là mẹ kế, có thể sẽ không đối xử tốt với cháu bằng mẹ đẻ. Nhưng tôi nghĩ rằng, thà để cháu ở với mẹ kế vẫn còn tốt hơn ở cùng cha dượng. Nhất là trong trường hợp của con tôi, cháu đang có một cuộc sống êm đềm bên cha, giờ phải chuyển đến sống cùng  mẹ và cha dượng quả là sự thay đổi chẳng dễ dàng gì. Ai dám chắc cháu ở cùng cha dượng sẽ không xảy ra hiểm họa và bất trắc? Tôi rất muốn giữ cháu ở lại với vợ chồng tôi nhưng e ngại không biết tôi có được quyền làm điều đó trong vụ án tranh chấp nuôi con riêng của chồng mình và vợ cũ hay không?”.
Hình minh họa (Internet)
 Hình minh họa (Internet)
Lắng nghe câu chuyện của chị Vân, bà thẩm phán thực sự cảm thông và xúc động. Là người từng thụ lý, giải quyết nhiều vụ án về tranh chấp quyền nuôi con, bà hiểu vì sao trong cuộc ly hôn 5 năm trước, Tòa án lại quyết định giao cháu bé cho cha cháu nuôi dưỡng chứ không phải là mẹ cháu bé như lẽ thường đối với những bé gái dưới 9 tuổi. Điều này chứng tỏ vào thời điểm đó, Tòa án đã cân nhắc kỹ lưỡng và nhận thấy cháu bé ở với cha tốt hơn nên đã quyết định giao bé cho cha cháu nuôi. Thực tế cũng đã chứng minh điều đó, cháu đã có một cuộc sống tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể bên cha và mẹ kế, cháu cũng đã chấp nhận người sẽ thay thế mẹ mình bằng việc gọi chị bằng tiếng “mẹ” thiêng liêng.
Bà Thẩm phán phân tích: Trong vụ án giành quyền nuôi con giữa chồng chị Vân với người vợ cũ, chị không phải là đương sự nên không được giành quyền nuôi cháu bé. Tuy vậy, chị vẫn có quyền xin bày tỏ quan điểm trước Tòa về việc muốn cháu bé tiếp tục sống với vợ chồng mình. Điều quan trọng nhất là tình yêu thương của chị dành cho cháu, bù đắp cho cháu những mất mát, thiệt thòi khi thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ của mẹ từ tấm bé. Sẽ  vất vả hơn cho chị nhưng chắc chắn điều đó sẽ khiến tình cảm vợ chồng chị càng thêm mặn nồng  bởi ngoài tình yêu, anh ấy còn dành cho chị lòng biết ơn chân thành vì đã yêu thương con mình. 
Tất nhiên, Tòa án mới là người có quyền quyết định sẽ giao cháu bé cho ai nuôi, trên cơ sở xem xét quyền lợi mọi mặt của cháu bé và có xét đến nguyện vọng bé muốn ở với ai. Nhưng vị Thẩm phán tin chắc rằng, tình cảm chân thành của chị sẽ thuyết phục được Hội đồng xét xử, mong muốn tiếp tục được nuôi dưỡng cháu bé của vợ chồng chị sẽ được Tòa án chấp nhận.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.