Cảm động câu chuyện người thầy giáo bị dị tật do di chứng da cam mang “con chữ” lên bản nghèo Hà Giang

Ngay từ nhỏ thầy Vũ Tiến Sĩ đã bị dị tật hai tay do di chứng nhiễm độc da cam từ cha
Ngay từ nhỏ thầy Vũ Tiến Sĩ đã bị dị tật hai tay do di chứng nhiễm độc da cam từ cha
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Dù đôi bàn tay không được lành lặn như người bình thường, dẫu có khó khăn và đầy gian nan, nhưng thầy giáo Vũ Tiến Sĩ đã cống hiến cả thanh xuân, dành 20 năm tuổi trẻ, nhiệt huyết để mang “con chữ” đến với các em nhỏ vùng cao của PTDTNT huyện Xín Mần (nay là trường PTDTNT THCS & THPT huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Bén duyên 20 năm gắn bó với mảnh đất Xín Mần, Hà Giang

Thầy giáo Vũ Tiến Sĩ sinh năm 1977, lớn lên trong 1 gia đình có 4 anh em trai tại Xã Yên Xã Yên Hưng – Huyện Yên Mô – Tỉnh Ninh Bình. Thầy Sĩ là con thứ 3 trong gia đình và là người duy nhất mang dị tật đôi bàn tay.

Ngay từ chào đời, thầy giáo ấy đã bị dị tật đôi tay do di chứng nhiễm độc da cam từ người cha. Sau đến năm 2006 cha mất, hiện chỉ còn người mẹ gần 80 tuổi là giáo viên nghỉ hưu.

Mặc dù thiệt thòi và mặc cảm về hình thức với đôi tay bị dị tật nhưng thầy giáo ấy vẫn hàng ngày nỗ lực cố gắng học tập, luôn nuôi dưỡng ước mơ được trở thành một nhà giáo để nối nghiệp mẹ. Và rồi ước mơ ấy đã trở thành hiện thực. Thầy Sĩ đã thi đậu vào Khoa triết học, khoá 43, trường Đại học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và tốt nghiệp năm 2002.

Bén duyên với mảnh đất Hà Giang từ sau khi tốt nghiệp, trong thời gian chờ đợi lấy bằng, thầy Sĩ lên Hà giang chơi cùng vợ chồng người anh con nhà bác ruột làm việc tại huyện Xín Mần – Hà Giang. Sau đó thầy được thăm quan ngôi trường và tiếp xúc với các em học sinh vùng cao, ngày ấy đường xá, điều kiện, cơ sở vật chất còn khó khăn.

Thầy Vũ Tiến Sĩ là nhân vật trong tác phẩm "Người thầy nghị lực và lan tỏa" được nhận Giải Nhì cuộc thi Thầy cô trong mắt em 2022. (Nguồn ảnh trên Web của chương trình)

Thầy Vũ Tiến Sĩ là nhân vật trong tác phẩm "Người thầy nghị lực và lan tỏa" được nhận Giải Nhì cuộc thi Thầy cô trong mắt em 2022. (Nguồn ảnh trên Web của chương trình)

Với tình yêu thương, sự đồng cảm, tình yêu nghề giáo được thừa hưởng từ mẹ. Đồng thời thầy Sĩ cũng muốn gắn bó, góp sức mình trong việc truyền cảm hứng học tập cho hs vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy giáo ấy đã đã quyết tâm và nhờ anh chị họ đặt hồ sơ xin việc và thật may mắn sau khi xem xét hồ sơ đã được lãnh đạo tỉnh, sở nội vụ, sở GD&ĐT Hà giang tiếp nhận và phân công công tác cho thầy Sĩ vào huyện Xín Mần và được điều động về trường PTDTNT huyện Xín Mần (nay là trường PTDTNT THCS & THPT huyện Xín Mần.

“Sau khi lên Hà Giang công tác được 5 năm thì tôi đã xây dựng gia đình (2007). Vợ cũng là giáo viên tiểu học, vợ chồng tôi may mắn sinh được 2 bé gái, 1 cháu năm nay học lớp 4 và cháu bé mới 3 tuổi. Đến nay tôi cũng đã công tác được tròn 20 năm”, thầy Sĩ chia sẻ.

"Ước có đủ sức khỏe để cống hiến"

Với người bình thường có đầy đủ chân tay và không bị dị tật, nhưng nhiều khi gặp khó khăn họ vẫn bị bế tắc, lùi bước và chán nản với cuộc sống. Và hoàn cảnh của thầy Sĩ khi còn nhỏ, thầy cũng không tránh được sự mặc cảm, sự tự ti. Nhưng thầy Sĩ luôn nghĩ rằng, chỉ có con đường học tập mới giúp mình trưởng thành và không bị ai coi thường.

Thầy Sĩ kể lại: "Lên Hà Giang trong thời điểm đó khi nền kinh tế xã hội còn khó khăn, đường xá đi lại rất vất vả nên cũng nhiều thầy cô đã dừng bước hoặc chuyển vùng mặc dù rất yêu nghề. Còn với tôi lại là người khuyết tật thì khó khăn chồng chất khó khăn, không ít lần mặc cảm, tự ti. Nhưng với tình yêu nghề đặc biệt là sự giúp đỡ của bạn bè anh em đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và nhìn các các em học sinh tôi quyết tâm xây dựng tinh thần mạnh mẽ vượt lên số phận. Tôi nghĩ trong những năm tháng là học sinh, sinh viên mình còn làm được tại sao giờ lại không làm được”.

Và rồi khi nhìn vào học sinh, người thầy giáo ấy đã thấy mình còn may mắn hơn nhiều vì dù sao cũng được sinh ra trong hoàn cảnh tốt hơn, được học tập trong môi trường đầy đủ hơn. Thầy tự nhủ rằng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vất vả như vậy mà còn làm được, huống gì đến bản thân thầy. Do đó thầy càng quyết tâm ở lại, muốn góp một phần nhỏ bé cùng các thầy cô khác trong việc mang "con chữ” lên vùng cao.

Thầy Vũ Tiến Sĩ nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Thầy Vũ Tiến Sĩ nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Hiện nay thầy Sĩ đang là tổ trưởng tổ QLCS & nuôi dưỡng học sinh nội trú (425 học sinh từ lớp 6-11), giảng dạy môn Giáo dục công dân của nhà trường, chủ nhiệm lớp 8A.

Khi lên công tác tại trường, thầy đã xây nhà ngay sau trường, trường nằm ở trung tâm huyện và là trường liên cấp 2-3 nên không phải đi điểm. 20 năm công tác Hà giang đã trở thành quê hương thứ 2 của thầy.

"Tôi yêu mảnh đất này. Đất và người nơi đây trở thành một phần cuộc sống của tôi. Hơn 20 năm làm nghề, tôi chưa từng có ý định chuyển công tác. Tôi sẽ tiếp tục cống hiến hết mình tại nơi đây. Con người và mảnh đất nơi đây thật tuyệt vời. Tôi yêu Hà Giang, yêu mảnh đất phía tây của Hà Giang. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường cùng anh chị em đồng nghiệp luôn tạo điều kiện giúp đỡ, quan tâm đó cũng là động lực cho tôi vươn lên và tự tin hơn", thầy Sĩ bày tỏ.

Suốt 20 năm gắn bó tại Hà Giang, thầy Sĩ nhớ nhất khoảng thời gian được cùng đồng nghiệp của mình đến nhà các em học sinh để vận động các em tới trường và làm công tác tuyển sinh. Đặc biệt, có một kỷ niệm mà thầy không bao giờ quên được đó là 1 lần học sinh lớp thầy chủ nhiệm sống nội trú bị đau ruột thừa cần mổ gấp.

"Khi đó bác sĩ yêu cầu phải có người nhà của học sinh kí giấy bảo lãnh, tuy nhiên nhà em cách trường hơn 40km. Không thể chờ được tôi quyết định kí vào giấy bảo lãnh thay gia đình.Thú thực lúc đó cũng run lắm nhưng may sau đó ca mổ đã thành công", thầy xúc động kể lại.

Thầy Vũ Tiến sĩ chia sẻ: "​Tôi rất tự hào về quyết định mình đã lựa chọn. Sau nhiều năm công tác các em học sinh là động lực lớn nhất để tôi thấy yêu quý nghề. Có nhiều em học sinh giờ lại là đồng nghiệp của tôi".

Người thầy quê hương Ninh Bình cho rằng, việc giảng dạy các em học sinh vùng cao còn nhiều khó khăn bởi các em chủ yếu từ các xã được lựa chọn về học vì thế khả năng giao tiếp, nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên các em rất ngoan và có ý thức trong học tập. Do nhận thức chưa được tốt nên thỉnh thoảng vẫn còn hiện tượng một số hs bỏ học, Học có ý định lấy chồng sớm. Trong những trường hợp ấy, thầy Sĩ và các thầy cô khác đều phải vào thôn bản để vận động, khuyên giải.

Chia sẻ về những mong muốn trong tương lai, điều mà thầy Vũ Tiến Sĩ nghĩ đến đầu tiên lại là các em học sinh chứ không phải cá nhân mình. "Nếu cho tôi được ước, tôi ước làm thế nào để nhanh xích lại gần hơn khoảng cách giữa các em học sinh vùng xuôi và vùng núi. Ước sao cho các em các vùng thôn bản có đủ quần áo ấm vào mùa đông, ước sao cho học sinh của tôi có đầy đủ hơn nữa cơ sở vật chất để học tập", người thầy ấy bộc bạch.

Trong thời gian công tác, thầy Vũ Tiến Sĩ nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2018, thầy được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì nhiều năm liền có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Giáo dục công dân.

Là giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện nhiều năm, thầy Vũ Tiến Sĩ đã được tuyên dương về thành tích ôn luyện học sinh giỏi tại huyện. Ngày 15/11/2022, thầy Vũ Tiến Sĩ là nhân vật trong tác phẩm "Người thầy nghị lực và lan tỏa" được phỏng vấn và cùng học sinh nhận Giải Nhì trong Gala Những hạt nắng vàng và tổng kết trao giải cuộc thi Thầy cô trong mắt em 2022 do Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...