Những thầy cô có điểm chung là tấm lòng tâm huyết

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. (Nguồn: Hội LHTN Việt Nam)
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. (Nguồn: Hội LHTN Việt Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 vừa tổ chức có sự góp mặt của 68 thầy cô, đến từ nhiều vùng miền trên cả nước. Mỗi người, mỗi câu chuyện, nhưng họ đều có điểm chung là tấm lòng tâm huyết, trăn trở để phát triển giáo dục, đưa đến cho học sinh những kiến thức giá trị nhất.

Tận tụy gắn bó với trường lớp

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương đã bày tỏ sự khâm phục, kính trọng, yêu mến vì nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của các thầy, cô giáo: “Có những thầy cô đã dành trọn quá trình công tác của mình, gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, “bám trường”, “bám bản”, tiếp tục tận tụy miệt mài, tận tụy không ngừng cố gắng để mang con chữ đến cho các em học sinh”.

Cô Nguyễn Thị Lệ Dung là giáo viên lớn tuổi nhất xuất hiện trong chương trình năm nay. Cô gắn bó với nghề được 36 năm, 2 tháng, vừa về hưu vào tháng 8/2022. Trước đó, cô dạy học tại Trường Tiểu học Vĩnh Hào tỉnh Bình Định, ngôi trường nhỏ bé, đơn sơ với vài phòng học. Cả cuộc đời cô gắn liền với học trò, mái trường như ngôi nhà thứ hai của cô. Chia sẻ tại chương trình, cô mong nhắn gửi hai điều đối với người giáo viên: Hãy thắp lên ngọn lửa bên trong học sinh và giữ gìn phẩm giá của nghề giáo.

Thầy Nguyễn Quốc Việt, vốn được đào tạo làm một thầy giáo dạy văn nhưng cơ duyên lại trao cho thầy cơ hội làm Tổng phụ trách của Trường THCS Chu Văn An, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tính đến nay, thầy cũng đã có 28 năm gắn bó với nghề. Đối với thầy Việt, công việc Tổng phụ trách đòi hỏi thầy không ngừng học hỏi, đổi mới để tổ chức các lớp học, chương trình giúp học sinh phát huy các thế mạnh. Đồng thời, thầy thường xuyên phải học thêm về quản lý giáo dục, để giúp đỡ cho các thầy cô, hỗ trợ các em học sinh được phát triển toàn diện nhất. Thầy cho biết: “Trong khi làm việc tôi thường xuyên thay đổi về nội dung, về cách thức làm việc. Đặc biệt, tôi luôn đi học hỏi, gần như tôi đi học suốt, sau đó tôi thực hành tại địa phương và có được những kết quả khả quan”.

“Gieo chữ” vùng cao

Theo thống kê của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT), số trường vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ 23% tổng số trường mầm non toàn quốc. Các trường này chủ yếu nằm ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Năm 2021, báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giáo dục mầm non vùng khó khăn có chất lượng còn thấp. Tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Đặc biệt, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi), gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường lẻ số trẻ ít nên khó bố trí giáo viên đứng lớp; định biên giáo viên/lớp chưa đảm bảo; cơ sở vật chất thiết bị dạy học thiếu.

Cuộc sống trên vùng cao gian nan, thiếu thốn, nhưng vẫn còn những người thầy, người cô tâm huyết, “bám bản” để đưa kiến thức đến với học sinh. Đó là câu chuyện của thầy Mua Mí Lầu – giáo viên Trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sinh ra trong gia đình người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, đến năm 10 tuổi Mua Mí Lầu mới được đi học. Bằng sự động viên không ngừng nghỉ của các thầy cô giáo trong trường, thầy quyết tâm theo đuổi con chữ. Ngay cả đến khi học đại học, thầy gặp rất nhiều khó khăn, có lúc gần như phải từ bỏ con đường học tập.

Vì mong muốn được phổ cập giáo dục cho học sinh vùng cao gặp khó khăn, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2018, thầy Mua Mí Lầu trở về Hà Giang trở thành giáo viên tại một trong những nơi khó khăn nhất. Giao thông đi lại còn gặp khó, giáo dục gặp nhiều trở ngại, học sinh thường xuyên nghỉ học dài ngày, bỏ học, các thầy cô liên tục động viên để các em đến trường.

Cô giáo Ngọc Thị Thu hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đã có 20 năm gắn bó với nghề. Đối với cô Thu, giáo viên, học sinh ở vùng cao sẽ có những khó khăn nhất định. Trường Tiểu học Quảng Uyên có một số lượng không nhỏ các em học sinh là dân tộc thiểu số, nhà xa trường hàng chục cây số, thêm tư tưởng nhiều gia đình vẫn mong con cái có thể sớm theo cha mẹ đi cày cấy trên nương, nhiều em có ý định bỏ học. “Đặc biệt, việc luân chuyển giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều thầy cô không trụ được lâu ở trên vùng cao. Nhiều thầy, cô giáo miền xuôi khi mới lên các tỉnh miền núi sẽ khó thích nghi nhanh. Cho nên, bản thân nhà trường, ngoài việc hỗ trợ học sinh, còn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, để có thể giữ được những thầy cô tâm huyết với nghề ở lại trường”, cô Thu chia sẻ.

Thầy Nguyễn Quốc Việt là một trong những thầy cô có phương pháp giáo dục sáng tạo được giới thiệu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Một trong số các chuyên đề thầy đã thực hiện là “Ứng dụng nút dây trang trí trong mô hình thực hiện kế hoạch nhỏ”. Trong mô hình này, thầy giúp đỡ học sinh biết làm các nút dây trang trí và liên hệ với những nơi cần thu mua, hỗ trợ học sinh bán sản phẩm thủ công. Số tiền lời được dùng hỗ trợ cho các em học sinh nghèo.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?