Cải thiện “chuyện ấy” bằng rượu ngâm: lợi bất cập hại

(PLO) - Không biết từ bao giờ thiên hạ đã kháo nhau uống rượu ngâm con vật này, rễ cây nọ để cải thiện, bồi bổ “chuyện phòng the”. Lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy các ca cấp cứu do uống rượu thuốc bổ xuất hiện ngày càng nhiều. Có nên tin vào những lời đồn thổi này, và có cách nào để hỗ trợ chuyện này là một vấn đề nhiều người quan tâm.
Đổ xô đi săn… rượu lạ!
Đa số đàn ông khi đến tuổi trung niên đều có nhu cầu tìm kiếm các loại rượu để bổ dưỡng cho “chuyện ấy”. Và cứ thế, người nọ kháo người kia, họ đua nhau đi săn, từ các loại động vật quý hiếm, đắt tiền như sừng tê giác, bộ sinh dục của “ông ba mươi”, rắn hổ mang chúa... cho đến những loại giá cả bình dân như tắc kè, kỳ nhông, bửa củi, bìm bịp, cá ngựa...; tiếp đến là củ, rễ, thân cây các loại (ba kích, mật nhân…) về ngâm uống để… “làm vui lòng” bà xã. 
Không biết thực hư tác dụng của các loại rượu bổ thận, tráng dương này như thế nào mà cặp vợ chồng một người bạn tôi bỗng dưng thắm thiết với nhau đến lạ. Lạ đến nỗi trưa nào họ cũng phải hẹn hò nhau về nhà để trao nhau cảm xúc yêu thương. Hỏi ra mới biết, chồng chị bạn mới được các nhân viên biếu mấy hũ rượu quý, nghe nói rất có tác dụng trong “chuyện phòng the”, thế nên tình cảm giữa hai vợ chồng họ ngày càng nồng nàn hơn. 
Cũng vì nghe thiên hạ đồn thổi, dù xa xôi cách trở đến mấy, một đồng nghiệp khác của tôi cũng nhờ vả người này, người kia mua bằng được hai chục cặp cá ngựa loại hảo hạng từ Phú Quốc, rồi lên mạng tra cứu thông tin hướng dẫn ngâm rượu cho chồng uống để tăng cường sức khỏe. 
… Rủ nhau vào bệnh viện
Tác dụng thực sự của các loại rượu ngâm này chưa thấy người sử dụng nào cho biết một cách cụ thể, nhưng những vụ cấp cứu vì ngộ độc rượu ngâm động vật, thực vật nêu trên đã xuất hiện rất nhiều tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Điển hình phải kể đến trường hợp bệnh nhân Hoàng Văn M (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Theo các bác sỹ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ông M nhập viện trong tình trạng hôn mê, co cứng tay chân, khó thở và tê cứng môi lưỡi không nói được... 
Người nhà ông M kể lại, trưa cùng ngày, ông uống rượu ngâm với rễ cây mật nhân do một người bạn cùng xã mang đến. Tuy nhiên, sau vài ly rượu, ông M xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nên người nhà phải vội vã đưa ông đi cấp cứu. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, các bác sỹ kết luận độc tố trong rễ cây ngâm rượu mà ông M sử dụng gần giống với mã tiền - một loại cây rất độc. Cũng may được cấp cứu kịp thời nên ông M đã qua cơn nguy kịch. 
Cũng chỉ vì muốn nhanh chóng lấy lại sinh lực như hồi trai trẻ, nghe bạn bè mách bảo, anh Nguyễn Văn Đ (36 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội)  đã bỏ thời gian và công sức đi kiếm bằng được cặp bìm bịp để ngâm với chiếc dạ dày nhím vừa được ông bạn thân biếu. Nhưng ngược lại với những gì mà vợ chồng anh chờ đợi, “cậu nhỏ” của anh vốn đã không được cương cứng lắm nay lại càng ỉu xìu hơn, kèm theo đó là một số  tác dụng phụ khác. Vô cùng thất vọng, anh đã tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để được tư vấn chữa trị…
TS. Lê Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, trong quá trình khám chữa bệnh, ông và các đồng nghiệp đã từng gặp không ít ca bị rối loạn cương vì rượu thuốc như trường hợp anh Đ. Theo ông Vệ, rối loạn cương dương thường xảy ra ở những người đàn ông trong độ tuổi trung niên, đó là khi người đàn ông không thể hoặc có thể đạt được sự cương cứng nhưng không thể duy trì nó đủ dài để “về đích” tốt đẹp. 
Và chính vì vậy, các đấng mày râu thường cố gắng tìm lại “phong độ” thông qua việc uống và sử dụng những loại rượu ngâm từ thực vật hay nội tạng động vật theo lời đồn thổi. Tuy nhiên, do cách thức ngâm rượu không đảm bảo khoa học kết hợp với uống không định lượng nên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như làm trầm trọng thêm hội chứng rối loạn cương dương.
TS. Lê Văn Vệ cũng cho rằng, rượu nói chung và rượu ngâm nói riêng không hẳn là nguyên nhân chính gây ra vấn đề về sức khỏe và rối loạn cương dương nếu như người sử dụng hiểu và dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên, đối với những người bình thường thì nó sẽ giúp tăng cảm giác cho “chuyện ấy”, còn đối với người mắc chứng rối loạn cương dương thì rượu lại giúp cải thiện chức năng cương cứng phù hợp để quan hệ, nhưng trạng thái đó không duy trì được bao lâu. 
Chính vì vậy, theo ông Vệ, nên hạn chế và có giới hạn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nam học để được tư vấn thêm về thuốc chữa rối loạn cương dương. 
Riêng với rượu ngâm động vật, chuyên gia sức khỏe sinh sản Lê Văn Vệ đưa ra lời khuyên: Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học tổng thể nào chứng minh rượu ngâm các loại động vật quý hiếm có tác dụng bổ thận tráng dương. Trong khi đó, việc sử dụng thịt, bộ phận sống của các động vật ngâm rượu lại vô cùng độc hại bởi thịt sống sẽ bị phân hủy vào rượu, uống rất mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn.
Ăn uống hợp lý giúp cải thiện sinh lực!
Để duy trì sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng, theo các chuyên gia y tế, quan trọng là phải ăn uống cho cân bằng, phù hợp với sức lao động. Theo hướng cân bằng âm dương với tỷ lệ thức ăn “nóng mát” như sau: Nam hơi dương trội (cay, nóng...), nữ âm vượng hơn một chút. 
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm vì khi ăn nhiều một loại thực phẩm, cơ thể sẽ hấp thu không hết, lượng dư thừa của thực phẩm đó trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ (chất béo, cholesterol) không tốt cho sức khỏe. 
Những người thừa cân, béo phì thường có tỷ lệ mỡ dư thừa trong cơ thể, mỡ bám víu tích tụ khắp nơi không chỉ làm biến dạng cơ thể mà còn bám víu bên trong nội tạng, trong mạch máu khiến lưu thông huyết mạch tắc nghẽn nên cơ thể không được khỏe mạnh, dễ phát sinh bệnh tật và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.