Cách mới để thoát 'án tử'

Chị Hoàng Thùy Linh (thứ 2 phải sang) trong ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đầu tiên thành công
Chị Hoàng Thùy Linh (thứ 2 phải sang) trong ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đầu tiên thành công
(PLO) - Ghép tế bào gốc hiện đang trở thành “một cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh về máu nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung. Nhờ phương pháp này mà nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh nan y tưởng chỉ còn “chờ chết” đã được hồi sinh, trở về với cuộc sống bình thường, viết tiếp tương lai và những dự định còn dang dở.

Được sinh ra lần thứ hai

Anh Lâm Tiến Bình (SN 1979, trú tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) là một trong những bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc đồng loại (người cho là anh ruột) tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Theo đó, tháng 8/2008, anh Bình được phát hiện mắc bệnh lơ-xê-mi-kinh - một dạng bệnh ung thư máu.

Trước đó, anh Bình đang sinh hoạt bình thường bỗng dưng thấy chảy máu mắt, đi khám chuyên khoa mắt bác sĩ yêu cầu đi làm xét nghiệm máu vì mắt không đau. Phát hiện máu có dấu hiệu bất thường, anh được chuyển đến Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Nhận tờ kết quả xét nghiệm ung thư máu ác tính, anh Bình thực sự tuyệt vọng, cơ hội chữa khỏi gần như không có, mọi cánh cửa cuộc sống dường như bị khép lại.

Sức khỏe xuống rất nhanh, mới đầu nhập viện anh còn đi lại bình thường nhưng sau khoảng hơn một tháng đã không thể bước đi. Khi đó anh nghĩ có lẽ cuộc đời mình sẽ sớm chấm dứt. Sau 3 tháng điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, anh Bình được các bác sĩ chỉ định ghép tế bào gốc. Với anh cũng như nhiều người khác lúc ấy, phương pháp ghép tế bào gốc là một khái niệm vô cùng mới mẻ và xa vời. Dẫu biết chỉ là tia hi vọng mong manh nhưng anh cũng gật đầu đồng ý.

Kể từ sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc thành công, anh Bình chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó đến nay đã gần 8 năm trôi qua, anh vẫn khỏe mạnh, sống một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình và không phải điều trị thêm bất kỳ một loại thuốc nào.

Anh Lâm Tiến Bình
Anh Lâm Tiến Bình

Hơn một năm trước, chị Hoàng Thị Thùy Linh (SN 1986, quê Quảng Bình), sau một đợt sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, đi bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc ung thư máu. Sau khi điều trị được 3 tháng, các bác sĩ của Viện Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã quyết định sẽ tiến hành ghép tế bào gốc đồng loại cho bệnh nhân.

Điều đặc biệt, chị Linh là trường hợp đầu tiên được Viện tiến hành ghép tế bào gốc từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng không cùng huyết thống do bệnh nhân không có anh, chị em ruột hiến tế bào gốc phù hợp.

Sau một năm thực hiện ca ghép, chị Linh đã trở lại là một cô gái xinh tươi và khỏe mạnh. Chị vui mừng chia sẻ: “Hồi đấy trông tôi gầy lắm, nhưng từ khi ca ghép thành công, tôi tăng cân và khỏe hơn trước nhiều”.

Tương tự là trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh Hương (SN 1989, quê ở Bắc Giang) từng bị mắc phải căn bệnh ung thư máu. Bệnh chuyển biến ngày càng xấu, nguy cơ tử vong cao bởi chị mắc thể ung thư máu nặng. Từ một cô gái khỏe mạnh, sở hữu cân nặng trên 50kg, khi lâm bệnh, chị chỉ còn hơn 30kg, tóc rụng hết vì những cơn sốt triền miên, những đợt xạ trị (truyền hóa chất) liên tục.

Nhớ lại quãng thời gian mang trọng bệnh, chị Hương kể: “Lúc đó sức khỏe tôi yếu lắm rồi, tinh thần thì gần như là vô vọng, hết phương cứu chữa. Tâm trạng của tôi lúc bấy giờ cũng không ổn định, cứ luôn lo sợ đến ngày phải rời xa cả gia đình. Tôi chỉ biết khóc, giấu mình, không dám đi ra ngoài, không dám đối diện với bất cứ ai”.

Mắc bệnh ở giữa lúc tuổi trẻ đang đầy nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ, chị Hương như rơi xuống vực thẳm đen tối của cuộc đời. Những ngày điều trị tại Viện là khoảng thời gian buồn chán nhất đối với chị khi xung quanh là bốn bức tường trắng lạnh lẽo. Chị cảm thấy buồn chán cho số phận hẩm hiu của mình, thấy thương cho bố mẹ, chỉ có ánh sáng qua khe cửa sổ là cầu nối giữa chị và thế giới bên ngoài.

“Một vài bạn nằm cùng khoa ghép tế bào gốc đã chán nản, tuyệt vọng, thậm chí có bạn đã tự tử sau khi biết tin mắc bệnh giống tôi. Cũng đã có lúc tôi dặn dò bố mẹ như chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đi rằng, khi tôi mất thì mặc quần áo gì, rồi mua cho tôi những món đồ gì tôi thích, thậm chí tôi còn chọn sẵn cả tấm hình nào sẽ dùng để làm ảnh thờ mình…”, chị Hương nhớ lại những ngày u ám nhất của đời mình.

Sau gần một năm điều trị, tháng 3/2013, chị Hương được các bác sĩ chỉ định ghép tế bào gốc từ nguồn tế bào gốc được lấy từ người chị gái ruột. Niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa với Thanh Hương và gia đình khi ca ghép thành công, chị đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu sống còn với “thần chết”.

Tháng 6/2013, chị Hương được trở về với gia đình. Sau 2 năm ghép tế bào gốc và điều trị, đến nay, sức khỏe của chị đã ổn định. Gặp lại chị, trước mắt chúng tôi là một cô gái khỏe mạnh, năng động và tự tin. Nhìn những nụ cười luôn nở trên môi chị, không ai nghĩ cô gái 8X đã từng trải qua quãng thời gian vật lộn và chiến đấu với căn bệnh ung thư máu quái ác.

“Tôi mong rằng sẽ có nhiều bệnh nhân được cứu chữa thành công như tôi, những cô gái, những chàng trai với tương lai ở phía trước, những em bé không may mắn mắc bệnh máu sẽ được thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc để có cơ hội hồi sinh”, chị Hương xúc động tâm sự.

Khỏi bệnh, lại sinh thêm con

Phương pháp ghép bào gốc không chỉ cứu những người mắc bệnh ung thư máu thoát khỏi “án tử” mà còn mở ra cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh nan y khác như suy tủy xương, đa u tủy xương.

Anh Vũ Quốc Kỳ (SN 1992, trú tại Gia Viễn, Ninh Bình) đã từng suy sụp đối mặt với tử thần vì căn bệnh quái ác suy tủy xương. Anh Kỳ cho biết, căn bệnh âm thầm trong cơ thể từ khi nào không rõ, mãi đến khi vừa bước chân vào năm đầu Trường Trung cấp Dược Ninh Bình, anh thấy sức khỏe yếu đi trông thấy, đi khám thì mới phát hiện ra mắc trọng bệnh.

Anh Vũ Quốc Kỳ
Anh Vũ Quốc Kỳ

Trước khi được ghép tế bào gốc, một tháng ít nhất hai lần anh Kỳ phải nhập viện để truyền máu liên tục, mỗi đợt truyền từ 5-6 bịch máu. Căn bệnh suy tủy xương khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, người lúc nào cũng chao đảo, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, đầu nhức như búa bổ.

Sau 5 năm được ghép tế bào gốc, chàng thanh niên từng suy sụp vì bệnh tật nay đã có sức khỏe bình thường, hoạt động, vận động và làm việc như bao người khác. Năm 2015, anh Kỳ lập gia đình, mái ấm nhỏ của anh cũng vừa đón thêm một thành viên mới.

Anh Kỳ chia sẻ, đã có những lúc anh cảm thấy cánh cửa cuộc đời mình dường như đã khép lại, mọi hi vọng dường như chấm dứt, vậy mà giờ đây, cuộc sống với anh như một phép nhiệm màu, anh đã có tất cả, từ sức khỏe cho tới niềm vui gia đình.

Còn anh Nguyễn Thế Hưng (quê ở Nam Định) biết tin mình bị bệnh suy tủy xương khi chưa đến 30 tuổi. Khi đó, anh đang là giảng viên của một trường cao đẳng và cũng vừa mới kết hôn, tương lai, hạnh phúc đang rộng mở trước mắt. Căn bệnh ác tính chẳng khác nào một tai họa giáng xuống khiến anh thất vọng tột cùng.

Anh Hưng chia sẻ: “Tôi thấy mình như người tìm thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm khi được cứu sống nhờ phương pháp ghép tế bào gốc. Giờ đây, mọi hi vọng trong cuộc sống của tôi đã quay trở lại. Sau 5 năm ghép tế bào gốc thành công, tôi lại đang tiếp tục công việc, hiện vợ chồng tôi đã sinh được hai cô con gái xinh xắn”.

(còn tiếp) 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.