Các kỳ thi riêng đại học năm 2023: Thí sinh cần cân nhắc, tránh quá tải

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đến thời điểm này đã có hơn 50 trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó có 9 trường đại học, quyết định tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (gọi chung là kỳ thi riêng) để xét tuyển đại học.

Một số trường rục rịch tuyển sinh

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, các trường đại học dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả các phương thức. Theo lãnh đạo một số trường đại học, năm nay sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật Giáo dục đại học quy định các trường đại học được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Các trường căn cứ vào quy chế tuyển sinh hiện hành để xây dựng quy chế và đề án tuyển sinh.

Năm 2023, ngoài các phương thức xét tuyển truyền thống bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các trường cũng đẩy mạnh tổ chức, tăng chỉ tiêu cho phương thức mới, trong đó phải kể đến các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy. Một số trường tổ chức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy ngoài việc lấy kết quả xét tuyển của cơ sở đào tạo còn được các trường khác sử dụng để làm căn cứ xét tuyển.

Theo quy chế mới của Đại học Quốc gia Hà Nội thì kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 có những điểm mới như: Lệ phí thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay là 500.000 đồng/lượt, tăng 66% so với năm ngoái. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm, mỗi lần cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy toàn bộ kết quả đăng ký dự thi, kết quả đã thi hoặc hồ sơ đăng ký các ca chưa thi.

Năm nay, hệ thống đăng ký thi của nhà trường được nâng cấp cả về đường truyền, máy chủ và bảo mật an toàn. Thí sinh chỉ thao tác được trên một thiết bị (máy tính) để đăng nhập tài khoản chọn ca thi và thanh toán lệ phí. Thông tin cá nhân cần chuẩn bị: điểm học tập của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12), số và ảnh căn cước công dân, ảnh chân dung thí sinh, thông tin liên lạc để gửi phiếu báo điểm.

Thí sinh cần lưu ý, sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký và chọn đợt thi phù hợp, sẽ phải nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ. Lệ phí đăng ký dự thi và thi sẽ không được hoàn lại. Do số chỗ đăng ký dự thi được xác định trước nên việc thí sinh hủy ca thi cũng sẽ không được hoàn lại lệ phí.

Đại học Quốc gia Hà Nội đang lên kế hoạch chi tiết tổ chức 8 đợt thi từ ngày 10/3 đến hết 4/6. Các ngày thi chủ yếu diễn ra vào cuối tuần. Thí sinh đăng ký thi từ ngày 6/2 cho các đợt thi tháng 3 - 4, đăng ký từ 18/3 cho các đợt thi tháng 5 - 6.

Ca thi chỉ đóng khi hết chỗ đã đăng ký hoặc tối thiểu trước 14 ngày thi chính thức. Các thông tin dự thi, giấy báo dự thi đều được gửi qua email cho thí sinh trước 7 ngày thi hoặc tra cứu tại trang web của nhà trường.

Đề cương đề thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội công bố cho thí sinh trước khi kỳ thi tổ chức ít nhất 30 ngày. Thí sinh sẽ thực hiện bài thi trực tiếp trên máy tính. Bài thi chính thức có thể xuất hiện câu hỏi thử nghiệm không tính điểm thi với số lượng không vượt quá 4% tổng số câu hỏi của bài thi chính thức.

Bắt đầu từ năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực độc lập để xét tuyển đại học hệ chính quy, nhằm đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển và phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh. Kỳ thi này vừa dùng để xét tuyển thí sinh vào các ngành đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vừa cung cấp kết quả để các trường đại học khác xét tuyển nếu có nhu cầu.

Dự kiến, trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thành một hoặc 2 đợt vào cuối tháng 4 và cuối tháng 5/2023. Mỗi đợt thi sẽ tổ chức gọn, nhẹ trong một ngày tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số điểm thi ở miền Trung, miền Nam (trong trường hợp có nhiều thí sinh ở miền Trung, miền Nam đăng ký dự thi).

Dự kiến, 3 đợt thi đánh giá tư duy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức vào tháng 5, 6 và 7. Nhà trường dự kiến dành 50% chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 từ kết quả thi đánh giá tư duy.

Cần lựa chọn các kỳ thi riêng phù hợp

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy khuyến khích thí sinh đăng ký tham dự các kỳ thi riêng nhằm tăng cơ hội xét tuyển theo các phương thức khác. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, mục đích và yêu cầu của các kỳ thi khác nhau nên cấu trúc, định dạng đề thi, cách thức, thời gian, địa điểm tổ chức cũng khác nhau. Thí sinh cần xem xét kỹ đề án tuyển sinh của các trường và cân nhắc lựa chọn các kỳ thi phù hợp với sức khỏe, khả năng của bản thân.

Đặc biệt, thí sinh không nên tham gia quá nhiều kỳ thi riêng, vừa lãng phí thời gian, công sức, áp lực và gánh nặng về thi cử mà khó có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Bởi lẽ, các kỳ thi riêng có định hướng vào các lĩnh vực khác nhau. Đơn cử, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia phạm vi lĩnh vực rộng; Đại học Bách khoa Hà Nội có kỳ thi chủ yếu dành cho lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tập trung cho lĩnh vực đào tạo giáo viên, Bộ Công an tổ chức kỳ thi riêng cho các trường khối an ninh, công an…).

Bên cạnh đó, thí sinh cần tập trung ôn tập để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì chỉ khi thí sinh tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, điểm khác biệt lớn nhất về kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức là thi 8 môn độc lập. Trong đó, môn Ngữ Văn thi 70% tự luận, 30% trắc nghiệm; các môn còn lại thi 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. Các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hiện nay đều thi trắc nghiệm 100%.

Thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội, đề thi đánh giá tư duy năm 2023 sẽ thay đổi để hướng tới đối tượng thí sinh rộng hơn. Trong đó, 3 điểm thay đổi lớn nhất là giảm thời gian thi từ 270 phút xuống còn 150 phút, bỏ phần thi tự luận và thi nhiều đợt trong năm trên máy tính. Mục đích Đại học Bách khoa Hà Nội thay đổi nội dung đề thi tư duy nhằm mở rộng việc sử dụng kết quả bài thi cho các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Minh cho biết, dự kiến ít nhất 8 trường đại học khối ngành Sư phạm sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Có thể nói, cũng như các kỳ thi riêng khác, kỳ thi đánh giá năng lực giúp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các trường đại học khác tuyển chọn được các sinh viên có năng lực phù hợp. Đồng thời, góp phần giảm đáng kể chi phí từ ngân sách Nhà nước và chi phí của xã hội cho các kỳ thi tuyển sinh. Và tạo điều kiện để thí sinh chọn đúng và trúng tuyển ngành đào tạo, trường đại học phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của bản thân.

Lưu ý với thí sinh, GS.TS Nguyễn Văn Minh khẳng định, thí sinh không cần đi học thêm, chỉ cần nắm chắc kiến thức trong chương trình là có thể làm tốt bài thi đánh giá năng lực của trường. Đây cũng là nhắc nhở với thí sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội trước những lời mời chào luyện thi đánh giá năng lực đang vây bủa thí sinh.

Thực tế, các chuyên gia giáo dục đều ghi nhận giáo dục đại học của Việt Nam đang tích cực đổi mới theo xu hướng tăng cường tính tự chủ và hội nhập quốc tế. Nhưng không ít ý kiến cho rằng, nếu mỗi trường đại học đều tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng thì không chỉ gây ra sự lãng phí về tài chính mà còn tăng nhiều tải trọng cho xã hội như về giao thông, an ninh trong các kỳ thi. Đồng thời, thí sinh quá tải trong việc ôn thi khi vừa phải lo thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học, vừa lo ôn thi các kỳ thi riêng với nhiều cấu trúc đề thi khác nhau…

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.