Cà Mau tăng cường công tác quản lý sản phẩm OCOP

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau mới có Công văn đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý sản phẩm OCOP.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian qua đơn vị đã ban hành nhiều văn bản đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp quản lý sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Trong các văn bản đã quy định rất rõ về quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến lưu thông hàng hóa trên thị trường và quản lý về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP.

Theo các văn bản, các địa phương đã tích cực thông báo, triển khai, hướng dẫn các chủ thể trên địa bàn nắm vững các quy định để thực hiện đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn một số chủ thể có sản phẩm đã hết hạn công nhận sản phẩm OCOP năm 2020 vẫn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP (logo OCOP) để in, dán trên bao bì, nhãn mác, vi phạm quy chế tại Điều 10 Quyết định số 742/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Tôm khô tách vỏ - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Tân Phát Lợi) và Gạo Hoàng Yến (ST24) - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) nằm trong số 18 sản phẩm hết hiệu lực được công nhận sản phẩm OCOP.

Tôm khô tách vỏ - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Tân Phát Lợi) và Gạo Hoàng Yến (ST24) - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) nằm trong số 18 sản phẩm hết hiệu lực được công nhận sản phẩm OCOP.

Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị phối hợp thực hiện đối với 18 sản phẩm của 12 chủ thể đã hết hiệu lực được công nhận sản phẩm OCOP. Sở cũng đề nghị UBND thành phố Cà Mau và các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước, Năm Căn và Ngọc Hiển tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thông báo, nhắc nhở các chủ thể nêu trên không được sử dụng logo OCOP để in, dán trên bao bì, nhãn mác các sản phẩm, kể cả trong quá trình các chủ thể đang xây dựng hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP theo quy định.

“Nếu phát hiện các chủ thể nêu trên vẫn tiếp tục vi phạm quy chế quản lý sản phẩm OCOP của tỉnh, Sở sẽ đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nêu rõ.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, các lực lượng chức năng, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP đối với cơ sở tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Nếu cơ quan chức năng phát hiện vi phạm thì tiến hành xử lý đối với các cơ sở vi phạm theo quy định hiện hành.

18 sản phẩm của 12 chủ thể đã hết hiệu lực được công nhận sản phẩm OCOP:

Bánh phồng tôm NACAMA 38% tôm, Bánh phồng tôm NACAMA tôm sú, Bánh phồng tôm NACAMA tôm đất - OCOP 4 sao (Công ty TNHH SXTM-XD Phúc Thịnh, phường 7, TP Cà Mau); Mật ong RUM CM - OCOP 3 sao (Hộ kinh doanh RUM CM, phường 7, TP Cà Mau); Tôm khô ROXAfoods và Tôm thẻ ROXAfoods - OCOP 3sao (Công ty TNHH Phát triển thủy sản Rồng Xanh, xã Khánh An, huyện U Minh); Gạo sạch Toàn Tâm - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh Tâm, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời); Chuối Xiêm ép khô - OCOP 3 sao (Hộ kinh doanh Bảy Hoàng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời); Nước mắm Diệu Hương - OCOP 3 sao (Hộ kinh doanh Lê Hoài Thanh, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước); Chả cá phi - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Chế biến, Thương mại dịch vụ Nuôi trồng thủy sản Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước); Dưa bồn bồn - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Bồn bồn Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước); Cua biển Năm Căn - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Nuôi cua Tân Hiệp Phát, xã, Lâm Hải, huyện Năm Căn); Tôm khô - OCOP 3 sao (Công ty TNHH Chế biến thủy sản Chí Tâm, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển); Bánh phồng hàu, Tôm khô tách vỏ, Muối tôm, Chà bông tôm - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển); Gạo Hoàng Yến (ST24) - OCOP 3 sao (Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình).

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

Hàng Việt 'tỏa sáng' thị trường Vĩnh Long

(PLVN) - Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) tại Vĩnh Long đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tuyên truyền vận động người dân và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam đã nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm nội địa và tạo dựng thói quen tiêu dùng trong nước.

Đọc thêm

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dừa sáp Trà Vinh, một sản phẩm độc đáo và nổi bật của miền Tây Nam Bộ, đang dần trở thành một tài nguyên quan trọng trong ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. Với tính độc nhất vô nhị, dừa sáp không chỉ là loại trái cây hấp dẫn mà còn chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế lớn chưa được khai thác hết.

Mặn mòi vị biển Nam Ô

Người Nam Ô làm nước mắm từ cá cơm than và hạt muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
(PLVN) - Với việc được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) càng khẳng định thêm thương hiệu. Chắt chiu từ con cá cơm than, từ hạt muối mặn mòi vị biển, nước mắm Nam Ô làm nên hồn cốt của xứ biển bãi ngang, của những người dân sống bên chân núi Hải Vân bốn mùa sóng vỗ…

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau
(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.
(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam
(PLVN) - Chiều 5/7, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp cung cấp thông tin định liên quan công tác chuẩn bị Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2024.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 28/6, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nông nghiệp với chủ đề: Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”.

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.