Tìm hướng đi cho sản phẩm bồn bồn Cà Mau

Cánh đồng trồng cây bồn bồn của người dân trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Cánh đồng trồng cây bồn bồn của người dân trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Từ khi “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau” được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2017 đến nay, sản phẩm này đã luôn khẳng định được thương hiệu của mình bằng việc quản lý chặt chẽ cũng như nâng cao chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường.

Loài cây mọc dại mang lại kinh tế cao

Theo chân người dân, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tìm hiểu về cây bồn bồn do thiên nhiên ban tặng cho xứ Cà Mau. Anh Nguyễn Minh Hòa (ngụ ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) cho biết: “Bồn bồn là loài cây dại mọc tập trung chủ yếu ở huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Cây có giá trị kinh tế cao, được trồng xen với lúa, tôm, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm”.

Đến nay sản phẩm bồn bồn đã có mặt rộng khắp ở các quầy, chợ và là món ăn không thể thiếu trong các nhà hàng ẩm thực, quán ăn ở Cà Mau cũng như các tỉnh, thành lân cận, đem lại nguồn thu ổn định cho bà con nông dân.

Chia sẻ về loài cây đem lại giá trị cao này, ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Nước cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân với khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha/năm”.

Hiện, Hội Nông dân huyện Cái Nước đã tham mưu UBND huyện xây dựng dự án nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả từ cây bồn bồn với diện tích 154ha kết hợp với nuôi tôm càng xanh. Đồng thời, lên phương án hỗ trợ hợp tác xã trong việc đầu tư cơ sở sản xuất, trang thiết bị, quy trình kỹ thuật chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu. Cũng như hỗ trợ người dân quy trình, kỹ thuật trồng cây theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Cũng theo ông Đức, kể từ sau đại dịch COVID-19, nhu cầu tham quan của du khách tăng lên, món ăn chế biến từ bồn bồn để phục vụ du khách cũng tăng lên đáng kể.

Người dân ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) thu hoạch bồn bồn, sơ chế thành sản phẩm bồn bồn trắng nõn, lấy phần lõi non mềm ngọt để cân bán cho HTX, thương lái và người tiêu dùng.

Người dân ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) thu hoạch bồn bồn, sơ chế thành sản phẩm bồn bồn trắng nõn, lấy phần lõi non mềm ngọt để cân bán cho HTX, thương lái và người tiêu dùng.

Chị Phạm Thị Dung - Giám đốc HTX bồn bồn Minh Duy, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước thì cho biết, trước kia chị buôn bán bồn bồn nhỏ lẻ, sau đó nhận thấy giá trị bền vững của sản phẩm này trong tương lai nên đã đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đăng ký kinh doanh. Sau khi sản phẩm dưa bồn bồn của chị Dung đạt sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2021. Năm 2022, chị đã thành lập Hợp tác xã bồn bồn Minh Duy.

10 năm qua, cơ sở bồn bồn Minh Duy đã nỗ lực không ngừng, hoàn thiện chất lượng, mẫu mã đi đến hướng phát triển bền vững, tăng nguồn thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại tham gia hội chợ, hoàn thiện sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Lắm (thành viên Hợp tác xã bồn bồn Cái Nước), hiện nay trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 150 hộ dân trồng bồn bồn tại 4 xã, với diện tích gần 90ha, trong đó tập trung nhiều nhất là xã Tân Hưng Đông với hơn 60ha. Năng suất ước tính khoảng 3 tấn/ha/năm, thu nhập bình quân của mỗi hộ có 5.000m2 đất trồng bồn bồn trung bình từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày.

Năm 2021, sản phẩm dưa bồn bồn của HTX bồn bồn ấp Đông Hưng được tỉnh Cà Mau chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, không chỉ nổi tiếng trên địa bàn tỉnh, mà còn được các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và các siêu thị Co.opmart trên cả nước lựa chọn, đưa vào hệ thống cung cấp cho người tiêu dùng.

Để sản phẩm bồn bồn phủ rộng thị trường

Ông Nguyễn Văn Rỡ - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có 2 sản phẩm OCOP từ cây bồn bồn. Trong thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để cho các chủ thể này duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng hạng sao sản phẩm OCOP”.

Sản phẩm bồn bồn Minh Duy đạt OCOP 3 sao được bán phổ biến tại các quầy hàng, trên quốc lộ 1A tỉnh Cà Mau để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân và khách tham quan du lịch.

Sản phẩm bồn bồn Minh Duy đạt OCOP 3 sao được bán phổ biến tại các quầy hàng, trên quốc lộ 1A tỉnh Cà Mau để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân và khách tham quan du lịch.

Là một trong những người phụ nữ có đóng góp to lớn trong việc “mở đường” cho sản phẩm bồn bồn Cái Nước, bà Trần Thị Thu (Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đã nỗ lực đưa sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau đạt chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Vào khoảng năm 2002 - 2003, bà Thu đã cùng những người thân trong gia đình nhổ từng cây bồn bồn về bán cho khách đi đường. Lúc đầu, cây bồn bồn chỉ có giá khoảng 3.500 đồng/kg, đầu ra hạn chế. Tuy nhiên, không nản chí, bà Thu tiếp tục vận động người dân trong vùng làm sản phẩm giới thiệu đến với mọi người. Đến nay, giá dưa bồn bồn đã tăng lên gấp 10 lần với 35.000 đồng/kg, đầu ra ổn định.

“Tôi động viên mọi người cố gắng làm sao cho cây bồn bồn phát triển, đừng để cho nó chùng xuống. Khi sản phẩm đã được khẳng định thương hiệu thì những hộ trồng và bán sản phẩm cần cố gắng hơn nữa, qua đó góp phần cho bà con tăng thu nhập, ổn định đời sống hơn” - bà Thu chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Rỡ - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước: “Cô Chín (bà Trần Thị Thu) cùng với chính quyền địa phương đã tích cực vận động bà con vào Hợp tác xã, đồng thời tuyên truyền, động viên các tổ viên của mình làm thế nào đó giữ vững quy trình sản xuất để bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt nhất ra thị trường”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm quảng canh cải tiến ở địa phương với sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Đọc thêm

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 10/2, UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Họp báo về Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” sẽ diễn ra tại thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải từ ngày 6/3 - 8/3/2025.

Gìn giữ 'lộc trời' núi Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hiện được trồng nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con đồng bào dân tộc thoát nghèo. (Ảnh trong bài: Trọng Triển)
(PLVN) - Dãy núi Ngọc Linh đi qua hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam với ngọn cao nhất 2.605m, là khu vực duy nhất cây sâm Ngọc Linh có thể phát triển. Gìn giữ phát huy nguồn lợi “lộc trời” này, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Từ một vùng đất được mệnh danh là "xứ sở của gió – nắng – cát" với khí hậu khắc nghiệt, thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, những người dân nơi đây đã nỗ lực vươn lên, không ngừng mày mò, tìm kiếm những lối đi riêng cho ngành nông nghiệp địa phương, để biến vùng đất khô hạn thành vườn cây trái tốt tươi, xanh ngọt.

Thực phẩm Minh Dương sẵn sàng nguồn cung, cam kết bình ổn giá dịp Tết

Gian hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương tham dự Vietnam Foodexpo 2024.
(PLVN) - Với phương châm đồng hành cùng người tiêu dùng, Thực phẩm Minh Dương đã chủ động chuẩn bị nguồn cung dồi dào, đa dạng các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán 2025. Không chỉ cam kết bình ổn giá, doanh nghiệp còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi, hứa hẹn một mùa sắm Tết sôi động.

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, sản lượng tôm của tỉnh ước đạt 252.000 tấn, bằng 99,6% kế hoạch, tăng 4,5%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.265 triệu USD, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 5,2%.

Khai mạc Hội chợ OCOP ở Tuyên Quang

Các đại biểu thăm các gian hàng tại Hội chợ
(PLVN) - Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024.

Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam

Nghi thức khai mạc Hội thảo. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Mới đây, tại Bến Tre, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức Hội thảo CocoNext 2024 với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam”.