Cả khu dân cư đu qua mương nước vì bị doanh nghiệp chặn cầu

Người dân đu dây đi làm buổi sáng
Người dân đu dây đi làm buổi sáng
(PLO) - Hơn một năm qua, 300 hộ dân sống tại khu dân cư tổ 7, ấp Long Đức 3, xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai, cùng với hàng trăm công nhân đang làm việc và sinh sống tại khu trọ này liên tục gửi đơn kêu cứu về việc Công ty KCN Tín Nghĩa rào chắn cây cầu ngăn không cho người dân đi.

Đu dây qua mương nước để đi làm

Con đường bị chặn có chiều dài khoảng 500m, rộng hơn 10m, hai bên đường là vỉa hè lát gạch, được nối từ đầu đường Phùng Hưng qua khu dân cư Phú Tín tới mương hở vào KCN Tam Phước, đoạn bị rào chắn là cây cầu bê tông cốt thép kiên cố nối vào KCN Tam Phước. Hai hàng rào được làm bằng khung sắt và lưới kẽm gai chắc chắn. 

Đây là con đường chính nối liền KDC và KCN Tín Nghĩa và là con đường duy nhất nối ra đường Phùng Hưng từ hàng chục năm nay. Năm 2009, KCN Tín Nghĩa thu hồi 33 ha của dân quy hoạch làm KDC và xây dựng một cây cầu bê tông kiên cố để nối liền ra KCN cho người dân thuận tiện đi lại. 

Trong bản đồ phân lô được chủ dự án bán ra thì cây cầu hiện diện trên bản đồ và khẳng định đó không phải là cầu tạm. Nhưng vào đầu năm 2018, Tín Nghĩa cho rằng đó là cầu tạm và rào chắn lại không cho dân đi. Việc này được cho là để mở sang khu đất gần đó một con đường khác nhằm mục đích đẩy giá đất khu vực đó cao lên. Mặt khác, “ép buộc” người dân phải đi theo một con đường mới quy hoạch để vào chợ Tam Phước cho chợ buôn bán được sầm uất. 

Và “chuyện lạ” từ đó ngày ngày diễn ra giữa lòng TP Biên Hoà. Khó tin nhưng có thật là việc mỗi buổi sáng hàng trăm công nhân phải đu dây vượt qua mương nước sâu khoảng 5m, ngang 5m để đến được nơi làm việc. Chưa kể những ngày mưa, nước trong mương dâng lên khiến quần áo, đồ sinh hoạt của công nhân ướt sũng, nhiều người phải chịu lạnh để kịp vào đúng giờ làm. 

Chị Phạm Thị Hoa (42 tuổi, công nhân KCN Tam Phước) cho biết: “Tôi từ Tiền Giang lên đây làm công nhân, ở trọ khu vực này cho gần để tiện đi làm. Từ khi người ta chắn ngang cây cầu thì buộc tôi phải leo qua cái mương, nhiều lúc té lên té xuống nhưng vẫn cố leo tiếp để kịp giờ vào xưởng”. 

Còn anh Nguyễn Văn Nghiệp (45 tuổi, công nhân KCN Tam Phước) cho hay, để băng qua được kênh, phải buộc hai sợi dây thừng vào cái lốp xe đạp làm dây đu xuống đáy kênh rồi sau đó túm dây làm đà leo lên thành kênh bên kia để về. Nguy hiểm nhất là những ngày tăng ca về muộn, trời tối mà phải lần mò giữa kênh sâu để dò đường đi. “Cực nhất là những người lớn tuổi, các em gái và cả nữ công nhân đang mang bầu. Có nhiều trường hợp vì leo qua kênh lúc trời tối trượt chân té, có người phải nhập viện”, anh Nghiệp nói.

Trong khu vực khu dân cư, từ khi có hàng rào chắn ngang, cuộc sống của hàng ngàn người dân bị xáo trộn. Không những phải chạy lòng vòng kiếm đường đi mà việc buôn bán, kinh doanh dọc con đường này rất ế ẩm.

“Chúng tôi phải tìm đường đi vòng qua chợ Tam Phước. Chỉ có một đường duy nhất nên khi tan tầm công nhân từ KCN tràn ra đông nghẹt gây kẹt xe, cản trở giao thông. Chưa kể, nhiều hàng quán đã dọn đi nơi khác vì buôn bán ế ẩm, có nhiều nơi treo biển bán nhà nhưng mãi không bán được vì không có đường đi”, chị Hoàng Thị Thúy (34 tuổi) nói.

Không những thế, nhiều công nhân ở trọ ở khu vực này đã bỏ đi nơi khác. Khi có cây cầu nối thì từ nhà trọ đến công ty khoảng 500m, từ khi chắn cầu lại phải đi đường vòng hơn 2km mới vào được công ty. Chị Trương Thị Thụy (40 tuổi, chủ phòng trọ) cho hay: “Trước kia cho thuê 2 triệu/ tháng, nay chỉ có 1 triệu/tháng nhưng chẳng ai thuê. Người nào có xe thì ở lại, còn không có xe thì bỏ đi hết”.

Không dừng ở việc chặn lối đi, nhiều lần Tín Nghĩa còn cho xe múc đến dỡ cây cầu. Sự việc gặp phải phản ứng quyết liệt của dân. Vào một ngày giữa tháng 12/2018, khi chứng kiến cảnh định phá cầu, chị Hoàng Thị Thúy (35 tuổi, người dân sống trong KDC) đã ôm con gái 1 tháng tuổi của mình ra ngồi giữa cầu để ngăn cản. Chị cho biết: “Khi họ đến rào cầu lại, dù mới sinh em bé nhưng cổ họng tôi nghẹn lại vì ức. Lúc trước mua đất xây nhà thì họ cam kết có con đường này tôi mới mua, bây giờ tôi phải đấu tranh đến cùng”. 

Nhiều hàng quán, ki ốt đóng cửa vì bị chặn lối đi khiến việc buôn bán ế ẩm
Nhiều hàng quán, ki ốt đóng cửa vì bị chặn lối đi khiến việc buôn bán ế ẩm

Nhập nhèm chuyện cầu có “tạm” hay không

“Nên giữ lại cây cầu”, đó là ý kiến của ông Lê Mạnh Hùng, Tổ trật tự đô thị xã Tam Phước, TP Biên Hòa trao đổi với PLVN. 

Ông Hùng cho biết, tại cuộc đối thoại cuối tháng 11/2018 vừa qua, hơn 50 người đại diện cho gần 300 hộ dân sinh sống trong khu dân cư Tín Nghĩa đồng loạt nêu ý kiến phản đối, yêu cầu tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu. UBND xã đã làm báo cáo lên cấp thành phố, UBND TP Biên Hòa đang chỉ đạo phòng ban chuyên môn kiểm tra xử lý theo nội dung.

Ông Hùng cũng cho hay, trước kia đường này là đường chính, lúc làm dự án, do nhu cầu phát triển của khu dân cư thì Tín Nghĩa có xây dựng chợ tạm ở khu vực. Cây cầu đó nối giữa KCN và chợ tạm nên nơi này được xem là khu vực sầm uất. Sau khi bán được hết đất và đời sống người dân ổn định thì đầu năm 2018, Tín Nghĩa có quy hoạch xây dựng chợ Tam Phước và muốn bỏ cây cầu này để người dân đi qua khu vực chợ nhằm mục đích cho khu vực này nhộn nhịp.

Mặt khác, khi Tín Nghĩa xây dựng khu dân cư mới thì chủ đầu tư Phú Tín (công ty con của Tín Nghĩa – PV) cam kết với bà con tiểu thương trong chợ Tam Phước là tháo dỡ con đường này và phá bỏ cây cầu để cho dân tập trung đi vào con đường mới để bà con tiểu thương nơi đây buôn bán được. “Vấn đề ở đây là khi bán dự án thì Tín Nghĩa không thông báo cho người dân biết là cây cầu đó chỉ là cây cầu tạm. Người dân chỉ đi theo hiện trạng có sổ, có đường thì người dân mình mua chứ họ không quan tâm những thứ khác. Theo UBND xã thì cây cầu không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân. Nếu DN có ý kiến muốn UBND hỗ trợ việc dẹp chợ tạm không cho buôn bán dưới lòng đường mà tập trung buôn bán ở chợ Tam Phước thì xã sẽ hỗ trợ hết mình”, ông Hùng cho hay.

Cầu đường bộ được xem là công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT). Theo Nghị định 72/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình HTKT quy định cụ thể, đối với khu đô thị mới, chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ công trình HTKT sử dụng chung theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khu đô thị hiện hữu, địa phương theo phân cấp quản lý phải có kế hoạch từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình HTKT sử dụng chung. Đối với các khu vực khác, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình HTKT sử dụng chung nhằm bảo đảm kết nối, khả năng khai thác, sử dụng thuận lợi, an toàn.

Đọc thêm

'Lận đận' dự án tái định cư cho các hộ dân hạ lưu của Nhà máy thủy điện Bản Vẽ bị lũ cuốn mất nhà

Dự án TĐC 2 lần bị sạt trượt, đã chi ra hơn 12 tỷ đồng, nhưng mới chỉ có 5 hộ dân đến xây nhà. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Sau gần 6 năm triển khai dự án tái định cư (TĐC), hai lần bổ sung dự án với số tiền hơn 12 tỷ đồng; để phục vụ cho 17 hộ dân bị cuốn trôi nhà cửa, đến nay chỉ có 6 hộ dân đến làm nhà sinh sống (trong đó 5 hộ đã tới, 1 hộ dự định tới); còn 11 hộ còn lại phần lớn đã định cư nơi khác vì chờ đợi quá lâu.

Tình tiết hi hữu trong một vụ kiện thuê đất: Khó thi hành án vì Tòa tỉnh Hòa Bình không xác định mốc giới khu đất

Trên khu đất thuê, bên thuê đã san lấp mặt bằng, tạo dựng một số tài sản. (Ảnh trong bài: Hương Lan)
(PLVN) - Trong quá trình thi hành Bản án 02/2023/KDTM-PT của TAND tỉnh Hòa Bình; Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hòa Bình vừa có văn bản gửi đương sự, cho biết bản án có điểm chưa rõ, gây khó khăn; nên Chi cục đã có công văn gửi TAND tỉnh Hòa Bình đề nghị giải thích bản án, nhưng chưa nhận được trả lời.

Vụ việc liên quan dự án Hạ tầng khu dân cư Đồng Nhưng (Thanh Hóa): UBND tỉnh giao UBND huyện Đông Sơn xử lý

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Báo PLVN mới nhận được Văn bản số 9865/UBND-TD ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chuyển nội dung đề nghị của Báo PLVN liên quan đơn thư của bà Nguyễn Thị Sáu về việc bị san lấp đất trái quy định đến Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn xử lý.

Bổ sung thông tin lối đi chung trên sổ đỏ như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Mạnh (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua 1 mảnh đất trong ngõ, trong ngõ có 4 hộ đều sử dụng 1 lối đi chung, khi tôi mua đất thì họ yêu cầu tôi phải nộp 70 triệu để được sử dụng lối đi chung đó. Tôi đồng ý và đã đóng tiền, tuy nhiên trên sổ đỏ của gia đình tôi lại không thể hiện lối đi chung, còn sổ của 3 hộ kia đều có. Vậy tôi cần thực hiện thủ tục và chuẩn bị những hồ sơ gì để xin bổ sung lối đi chung vào sổ đỏ của tôi?

Xử lý hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định

Luật sư Lê Thuỳ.

(PLVN) - Bạn đọc Trần Hoài (Bắc Giang) hỏi: Thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định của pháp luật. Xin hỏi, hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh ý kiến một số hộ dân tại xóm 6, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cho rằng UBND huyện ban hành phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (TĐC) chưa phù hợp pháp luật khi thực hiện dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.

Sự việc liên quan khu đất tại phường Hải Ninh (TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa): Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết

Một phần khu đất trong sự việc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Báo PLVN nhận được phản ánh của ông Lê Đình Trung cho rằng bố mẹ ông có diện tích đất 522m2 tại tổ dân phố Bắc Thành, phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; được UBND phường đo đạc, cắm mốc theo biên bản phân chia tài sản.

BHXH Việt Nam trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa

BHXH huyện Ngọc Lặc phối hợp với Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện BHYT học sinh năm học 2023-2024 cho thầy giáo, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
(PLVN) - Kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển tới trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Công văn số 499/BDN ngày 14/6/2024) với nội dung, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đề nghị BHXH Việt Nam xem xét cho thanh toán nguồn chi phí vượt tổng mức đã được giám định, thống nhất và đã được ghi nhận qua các năm theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ.

Bệnh viện Nhân dân 115 đề nghị xử lý người đăng tải thông tin nhằm câu view

Sự việc xảy ra từ năm 2018 và đã được giải quyết nhưng đến nay một tài khoản facebook vẫn đăng tải nhằm câu view. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Mới đây, trên mạng xã hội facebook có đăng tải một số video với nội dung “trắng trợn quá...” thu hút hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ không tốt có liên quan đến Bệnh viện Nhân dân 115. Ban Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý người đăng tải thông tin sai sự thật, nhằm câu view, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh bệnh viện và các bác sĩ.