Bùng phát lễ hội chọi trâu 'chui' vì xử phạt quá nhẹ?

Bùng phát lễ hội chọi trâu 'chui' vì xử phạt quá nhẹ?
(PLO) - Với việc xử phạt “nhẹ hều” rồi lại tiếp tục thi chui như vậy, Ban tổ chức lễ hội chọi trâu chui sẵn sàng bỏ tiền chịu phạt để thu tiền về gấp trăm lần. Nếu như vậy, lệnh cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ bị nhờn. Nếu không có biện pháp xử lý nghiêm, việc quản lý lễ hội chỉ dừng ở văn bản, thì e rằng, mùa lễ hội 2018, lễ hội chọi trâu thương mại, đầy bạo lực, ghê rợn khó bị... triệt tiêu.

“Tuýt còi” nhiều lễ hội chọi trâu

Những năm qua, Việt Nam “nở rộ” nhiều lễ hội chọi trâu ở một số tỉnh, thành: Sông Lô (Vĩnh Phúc, Đồ Sơn (Hải Phòng); Phù Ninh (Phú Thọ); Hàm Yên (Tuyên Quang), Bảo Thắng (Lào Cai), Phù Ninh (Phú Thọ), Phú Sơn (Bắc Ninh), Nghĩa Lộ (Yên Bái), Vị Xuyên (Hà Giang). Tuy nhiên, theo Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định đa phần những lễ hội ấy không phải là những lễ hội truyền thống mà chỉ do tư duy học đòi, bắt trước của một số ít người, trong đó có cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách ngành văn hóa. Những kiểu lễ hội chọi trâu mới được tổ chức mang đậm nét kinh doanh, lợi nhuận.

Tổ chức lễ hội kiểu đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu thu hút du khách đến địa phương để thu vé gửi xe, vé vào cổng, nhằm tăng doanh thu. Có địa phương còn đem “đấu thầu” hoặc khoán lề hội chọi trâu. Chưa kể là sau khi chọi trâu, các con trâu (có nơi gọi là ông trâu) đều được đem giết thịt bán cho du khách với giá cao (hàng triệu đồng/ kg, đối với con trâu đạt giải nhất). 

Còn chuyện gian lận trong kinh doanh thịt trâu chọi là khá phổ biến; thịt trâu thường tính giá trâu chọi; lợi dụng chọi trâu để cá độ, đánh bạc…  Việc tổ chức lễ hội chọi trâu “nhái” đã kéo theo nhiều hệ lụy về giao thông, an ninh trật tự; lễ hội tràn lan, dư âm kéo dài, mất nhiều thời gian, công sức của người dân vào lễ hội, giảm thời gian, trí tuệ, công sức cho lao động, sản xuất. 

GS Trần Lâm Biền cho rằng, “các hoạt động chọi trâu hiện nay không đáng để gọi là lễ hội truyền thống. Nó quá xa rời bản chất văn hóa đẹp đẽ ông cha tạo ra là cầu cho biển cả êm ả. Người ta đưa nó vượt ra khỏi không gian làng xã và chỉ còn là trò chơi đầy bạo lực núp bóng lễ hội, kích thích sự hiếu kỳ của người xem”. 

Nhà xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển  - Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đưa ra câu hỏi: “Các lễ hội chọi trâu, chém lợn truyền tải thông điệp văn hóa nào khi đưa những con vật biểu trưng cho lao động, đem lại cơm ăn, áo mặc cho con người bị người ta đem ra “xẻ thịt, tưới máu” “mua” tiếng cười, “mua” may mắn”? Tại sao lại tồn tại những lễ hội “hành hình” này”? Việc, cái chết của chủ trâu do trâu đâm ở vòng loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017 như giọt nước tràn ly khiến dư luận càng thêm bức xúc.

Việc chọi trâu và những hình thức thi đấu động vật đối kháng tương tự đã được quy định rất rõ ràng trong Điều 4, Thông tư 15/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó có thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị; mô tả cảnh thỏa mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác; mô tả các hành động tội ác khác.

Để xiết lại những lễ hội chọi trâu, giữa tháng 7/2017, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  Trịnh Thị Thủy vừa phê duyệt kế hoạch tăng cường công tác quản lý, tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn và các lễ hội, hội chọi trâu. Theo đó, Bộ Văn hóa giao các đơn vị rà soát, bổ sung các văn bản, quy trình tổ chức Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn; kiểm soát các biện pháp bảo vệ đã được cam kết tại Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn. Nếu lễ hội không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định của Luật Di sản văn hóa thì Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét đưa di sản ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trước đó, năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra văn bản gửi UBND một số tỉnh không cho phép tổ chức “lễ hội chọi trâu”, nếu đó không phải là lễ hội truyền thống trên địa bàn. 

Việc xử phạt như “chổi lông gà quét bã cao su”

Tuy bị “tuýt còi”, nhưng một số tỉnh, thành vẫn tổ chức lễ hội chọi trâu chui. Cụ thể, mặc dù đã có các văn bản chỉ đạo cụ thể của tỉnh, Sở VHTT&DL về việc không được phép tổ chức hội chọi trâu, nhưng tháng 2 năm 2017, huyện Lục Yên vẫn tổ chức hội chọi trâu rất lớn với quy mô lên đến 64 trâu. Hội cũng được bán vé cho dân xem với mức 30.000 đồng/vé vòng loại và 60.000 đồng/vé vòng chung kết. Đặc biệt, ngay sau trận đấu, các chủ trâu mang trâu ra khuôn viên của Thư viện huyện Lục Yên để xẻ thịt, bán cho du khách.

Cũng tổ chức lễ hội chọi trâu chui là huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Theo đó, ngày 31/1/2016 và 01/2/2017 tại thôn Lục Mùn xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) với mục đích thương mại trục lợi bất chính và gây xôn xao dư luận. Theo đó, hàng vạn người dân từ các nơi đổ về lễ hội chọi trâu được tổ chức rầm rộ tại thôn Lục Mùn, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Một bãi đất rộng được quây kín có cổng kiểm soát, khán giả đã chật cứng, giá vé được ấn định là 60 ngàn đồng/người, phía trong sân có bờ rào gỗ sơ sài là nơi để cho các cặp trâu tỷ thí. 

Ngày 14/11/2016 qua thông tin phản ánh của quần chúng nhân dân, Thanh tra Sở đã tiến hành lập biên bản kiểm tra xác định hành vi vi phạm hành chính của Hợp tác xã Nông - Lâm nghiệp Phúc Ninh (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) do ông Nguyễn Văn Tuyên làm đại diện đã tổ chức lễ hội chọi trâu xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Hình thức phạt hành chính bảy triệu năm trăm ngàn đồng tại vòng đấu loại chọi trâu của cơ sở này. Tuy nhiên sau đó vòng đấu loại vẫn được tổ chức suôn sẻ và tiếp tục bước vào vòng chung kết.

Tình trạng nhờn luật, nhờn phạt này còn kéo dài đến bao giờ? 

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.