Brazil: Xã hội bất bình, chính trường bối rối...

Hàng nghìn người đã đổ về trung tâm thành phố Sao Paulo sau khi Thượng viện bỏ phiếu phế truất tổng thống
Hàng nghìn người đã đổ về trung tâm thành phố Sao Paulo sau khi Thượng viện bỏ phiếu phế truất tổng thống
(PLO) - Cho đến ngày 4/9, hàng trăm nghìn người tại nhiều thành phố lớn ở Brazil như Brasilia, Sao Paulo và Rio de Janeiro vẫn tiếp tục đổ ra đường biểu tình yêu cầu tân Tổng thống Michel Temer từ chức. Sau những chấn động trên chính trường, sự bất bình trong xã hội Brazil đang dâng lên cao...

Các cuộc biểu tình, do nhiều tổ chức xã hội phát động, trong đó có Mặt trận Nhân dân và Phong trào nông dân không có đất (MST), đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Brazil. Những người tham gia tuần hành chỉ trích ông Temer là “kẻ đảo chính” và sẽ không bao giờ chấp nhận chính phủ của ông này. 

Người dân bất bình

Đại diện MST cho biết có khoảng 100.000 người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ mới và khẳng định sẽ bảo vệ tới cùng nền dân chủ ở Brazil. Tại Río de Janeiro, hàng chục nghìn người cũng đã tập trung tại bờ biển Copacabana yêu cầu ông Temer từ chức và hối thúc tổng tuyển cử sớm. 

Tại Sao Paulo, trung tâm tài chính Brazil, 50.000 người biểu tình cũng tập trung ở đại lộ Paulista, lớn nhất ở thành phố, phản đối việc ông Temer trở thành tổng thống sau khi Thượng viện bãi nhiệm bà Dilma Rousseff (Đin-ma Rút-xép) hôm 31/8 vừa qua.

Suốt 7 ngày qua, người biểu tình trong màu áo đỏ của đảng Lao động (PT), mà bà Rousseff là thành viên, vẫn bám trụ tại con phố này để phản đối chính phủ mới. Cảnh sát cho biết đã không có đụng độ lớn với người biểu tình như những ngày diễn ra phiên tòa xét xử bà Rousseff.

Kháng cáo

Ngày 1/9, cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao nước này, yêu cầu hủy bỏ kết quả cuộc bỏ phiếu luận tội bà tại Thượng viện, theo đó chính thức bãi nhiệm chức vụ Tổng thống của bà.

Theo đơn kháng cáo, do Luật sư Jose Eduardo Cardozo đệ trình, Tổng thống Rousseff yêu cầu tòa án “ngay lập tức chấm dứt hiệu lực của quyết định của Thượng viện”. Bà cũng yêu cầu “một phiên tòa mới”, trong đó Tổng thống vừa tuyên thệ nhậm chức Michel Temer sẽ quay trở lại chức Tổng thống lâm thời.

Trước đó cùng ngày, với 61 trong tổng số 81 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, Thượng viện Brazil đã bỏ phiếu phế truất bà Rousseff. Ông Temer đã chính thức nhậm chức Tổng thống và thay bà Rousseff điều hành đất nước tới hết năm 2018.

Bà Rousseff cho rằng việc bỏ phiếu bãi nhiệm bà là một “cuộc đảo chính” và bà sẽ kháng cáo. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng đã bày tỏ đoàn kết với bà Rousseff sau phiên bỏ phiếu của Thượng viện Brazil. Bà Rousseff đã bị Quốc hội đình chỉ chức vụ từ ngày 12/5 để Quốc hội tiến hành quá trình xét xử với cáo buộc vi phạm Luật Ngân sách và Luật Trách nhiệm Tài chính.

Giới quan sát dự báo quyết định bãi nhiệm bà Rousseff sẽ châm ngòi cho các cuộc biểu tình lớn ở Brazil, đẩy nền kinh tế nước này càng chìm sâu vào khủng hoảng và bất ổn.

Nam Mỹ rung chuyển

Venezuela đã tuyên bố rút đại sứ khỏi thủ đô Brasilia và đóng băng các mối quan hệ với Brazil, phản ứng tức thì ngay sau khi Thượng viện Brazil chính thức bãi nhiệm Tổng thống Dilma Rousseff.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Venezuela đã chỉ trích việc phế truất bà Rousseff, xem đây như là một “cuộc đảo chính tại quốc hội”. Bộ Ngoại giao Venezuela nêu rõ nước này “đã quyết định dứt khoát rút đại sứ của mình tại Cộng hòa Liên bang Brazil, và đóng băng các mối quan hệ chính trị, ngoại giao với chính phủ vốn được hình thành từ “cuộc đảo chính tại quốc hội”.

Nhiều nước Mỹ Latinh khác cũng đã bày tỏ đoàn kết với Tổng thống Brazil bị phế truất Rousseff. Tổng thống Ecuador Rafael Correa khẳng định sẽ rút đại biện lâm thời nước này ở Brasilia để phản đối quyết định của Thượng viện Brazil và bày tỏ tình đoàn kết với bà Rousseff.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Bolivia đã tham vấn Đại sứ nước này tại Brazil và kêu gọi các nước Mỹ Latinh phản đối hành động “đảo chính mềm”, gây nguy hiểm cho nền dân chủ. Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố luôn sát cánh với bà Rousseff và cựu Tổng thống Lula da Silva của đảng Lao động (PT) trong thời khắc khó khăn.

Tại Uruguay, nghị sĩ Daniel Caggiani, Phó Chủ tịch Nghị viện Khối thị trường chung Nam Mỹ (Parlasur), thành viên đảng Mặt trận mở rộng cầm quyền, khẳng định nền dân chủ của Brazil đã bị hủy hoại. 

Về phần mình, Chính phủ Argentina ra thông cáo tuyên bố tôn trọng thể chế nước láng giềng và khẳng định mong muốn tiếp tục hợp tác với chính phủ của Tổng thống Michel Temer vì lợi ích chung và vì tiến trình hội nhập khu vực.

Trong khi đó, trên tài khoản Twitter, cựu Tổng thống Argentina Cristina Fernández viết: “Một lần nữa, Nam Mỹ lại trở thành phòng thí nghiệm của phe cánh hữu cực đoan… Trái tim của chúng tôi luôn bên cạnh người dân Brazil, bà Dilma, ông Lula và các đồng chí của PT. 

Hiện chính quyền của Tổng thống Temer cũng được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong 2 năm tới bởi nền kinh tế Brazil đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Trong năm 2015, kinh tế Brazil tăng trưởng âm 3,8%, đồng nội tệ real mất giá gần 50%, lạm phát ở mức hơn 10% và nợ công tương đương 65% GDP.

Ngân hàng trung ương Brazil mới đây dự báo kinh tế nước này sẽ suy giảm 3,2% trong năm 2016. Bên cạnh đó, ông Temer cũng đứng trước nhiều nguy cơ chính trị bởi nhiều thành viên trong nội các đang trong diện điều tra vì tình nghi liên quan tới vụ bê bối tham nhũng khổng lồ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.