Olympic 2016: Nhiều lùm xùm chuyện bị tấn công và cướp bóc

 Gunnar Bentz (trái) và Jack Conger rời đồn cảnh sát ở Rio hôm 18/8
Gunnar Bentz (trái) và Jack Conger rời đồn cảnh sát ở Rio hôm 18/8
(PLO) - Thế vận hội Olympic 2016 đã khép lại hôm 21/8 (theo giờ địa phương) với nhiều kỷ lục được thiết lập và việc Brazil phải huy động 85.000 cảnh sát và binh sỹ, cùng nhiều trang thiết bị hiện đại khác để đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng lập một kỷ lục - tăng gấp đôi số nhân viên an ninh được huy động Olympic 2012 ở London, Anh. 

Vấn đề đảm bảo an ninh cho Thế vận hội, cũng như an toàn cho vận động viên tham dự Olympic 2016 thật sự là mối quan tâm lớn. 

Lo nhất là khủng bố

Giới chức an ninh và cảnh sát Brazil đã gặp lãnh đạo Liên minh Hồi giáo quốc gia để thảo luận về các biện pháp đảm bảo an ninh cho Thế vận hội. Bộ trưởng Tư pháp Brazil Alexandre de Moraes cho biết, giới chức nước này đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn với cộng đồng Hồi giáo để chia sẻ thông tin, nhằm đảm bảo an ninh tại Olympic 2016.

Theo tiết lộ của ông Alexandre de Moraes, Brazil đang phối hợp với lực lượng an ninh và cảnh sát của 55 quốc gia và 250 quan chức tình báo, cùng nhân viên của Interpol, cảnh sát Mỹ Latinh (Ameripol) và Europol để ngăn chặn nguy cơ khủng bố.

Lực lượng cảnh sát và an ninh từng cho kích nổ có kiểm soát một túi nghi chứa bom ở Marina da Gloria, một trong những địa điểm thi đấu của Olympic 2016. Theo Ban tổ chức Olympic 2016, chiếc túi kể trên được phát hiện lẫn trong đám cỏ ở gần đường chạy marathon dành cho các vận động viên nữ.

Ngay sau khi nhận được tin, cảnh sát lập tức phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh Marina da Gloria. An ninh được đặt trong tình trạng báo động cao. Và một đội chuyên phá bom đã được triển khai tới hiện trường. Đó không phải lần đầu tiên, một địa điểm thi đấu tại Olympic 2016 bị phong tỏa vì nghi có bom.

Bởi trước đó, Ban tổ chức Olympic 2016 cũng thông báo, lực lượng cảnh sát đã phát hiện một balô nghi chứa bom ngay trong khuôn viên Cung thể thao dưới nước, sân vận động Carioca thuộc Công viên Olympic và đường đua xe đạp dành cho nam tại bãi biển Copacabana. Việc này diễn ra trước giờ sân vận động Carioca mở cửa đón khán giả vào xem trận đấu giữa đội tuyển bóng rổ nam Nigeria và Tây Ban Nha.

Mối quan ngại về nguy cơ bất ổn an ninh tại Olympic 2016 ngày càng trở nên rõ ràng sau khi cảnh sát bao vây khu ổ chuột Villa do Joao, ở ngoại ô thành phố Rio de Janeiro. Khi thấy cảnh sát, 3 nghi phạm đã nã súng và làm bị thương người, trong đó có 1 nhân viên bị bắn vào đầu. Chân dung của 3 tên này đã được đưa lên mạng và người dân được khuyến cáo giúp đỡ cảnh sát bắt giữ chúng. 

Một đội chuyên phá bom đã được triển khai tới hiện trường
Một đội chuyên phá bom đã được triển khai tới hiện trường

Thực hư những lùm xùm

Trong tuyên bố sáng 19/8, cảnh sát Brazil cho biết, họ có bằng chứng chứng minh 4 kình ngư người Mỹ (3 người giành huy chương vàng) đã bịa ra chuyện bị cướp ở Olympic 2016 hôm 14-8.

Theo đó, Ryan Lochte, Gunnar Bentz, Jack Conger và James Feigen đã bịa ra vụ cướp để che giấu vụ tranh cãi với người dân địa phương ở một trạm xăng tại Barra da Tijuca, cách làng vận động viên 16km.

Sau khi cảnh sát xuất hiện vì nhận được tin báo của người dân, 4 kình ngư kể trên đã chấp nhận trả tiền đền bù. Nhưng sau đó, Ryan Lochte (về Mỹ hôm 15/8) lại kể họ đã bị một tên cướp giả làm cảnh sát lôi ra khỏi taxi, chĩa súng vào đầu và cướp sạch tiền bạc, tư trang.

Gunnar Bentz, Jack Conger và James Feigen đã bị cảnh sát thẩm vấn. Những kình ngư kể trên say rượu sau khi dự bữa tiệc do kình ngư Brazil Thiago Pereira tổ chức tại Club France. 

Chưa hết, tuy đã 71 tuổi, là Chủ tịch Hội đồng Olympic Ireland (IOC) và Ủy ban Olympic châu Âu, nhưng ông Patrick Hickey vẫn bị cảnh sát Brazil bắt giữ vì bị tình nghi liên quan đến đường dây bán vé Olympic 2016 bất hợp pháp. IOC tuyên bố, ông Patrick Hickey đã tạm thời rời khỏi vị trí đương nhiệm sau khi bị bắt.

Cảnh sát cho biết, vụ bắt giữ kể trên có liên quan tới đồng hương của ông Patrick Hickey là Kevin James Mallon, người vừa bị bắt khi đang giữ hơn 700 vé chuẩn bị bán. Ước tính, tổng thiệt hại của số vé bị tuồn ra ngoài khoảng 3,1 triệu USD.

Vụ bắt giữ ông Patrick Hickey là bê bối lớn, gây chấn động nhất trong lịch sử “phe vé” tại Olympic./. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.