Brazil mở phiên tòa luận tội Tổng thống Rousseff

Brazil mở phiên tòa luận tội Tổng thống Rousseff
(PLO) - Với 59 phiếu thuận và 21 phiếu chống, trưa qua - 10/8 (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Brazil đã thông qua quyết định mở phiên tòa luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, người bị đình chỉ chức vụ từ ngày 12/5 vì những cáo buộc vi phạm quy định luật ngân sách.

Như vậy, với việc hơn một nửa nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý mở phiên tòa luận tội bà Rousseff, Thượng viện sẽ họp lần cuối cùng vào cuối tháng này. Trong trường hợp 54 nghị sĩ - tương đương 2/3 số ghế - bỏ phiếu đồng ý tại cuộc họp kế tiếp dự kiến vào ngày 25/8, bà Rousseff sẽ chính thức bị bãi nhiệm; điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt 13 năm cầm quyền của đảng Lao động. 

Báo cáo phế truất

Quyết định này của Thượng viện Brazil có nguy cơ đẩy đất nước lún sâu vào cuộc khủng hoảng và có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình của những người ủng hộ bà Rousseff trong bối cảnh Brazil đang tổ chức Olympic 2016. Trong trường hợp bà Rousseff bị bãi nhiệm, Tổng thống lâm thời Michel Temer và nội các của ông này sẽ cầm quyền tới hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2018.

Ngày 4/8, với 14 phiếu thuận và 5 phiếu chống, Ủy ban đặc biệt của Thượng viện Brazil đã thông qua bản báo cáo dài hơn 440 trang đề nghị phế truất Tổng thống Dilma Rousseff, người đã bị đình chỉ chức vụ từ hôm 12/5. Với kết quả này, Thượng viện Brazil sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục liên quan tới việc phế truất chính thức bà Rousseff có thể diễn ra ngay vào cuối tháng này.

Trong suốt 3 tháng qua, Ủy ban đặc biệt đã lấy lời khai của 39 nhân chứng của bên bị đơn và 4 nhân chứng bên nguyên đơn. Báo cáo của Ủy ban sẽ được đưa ra trước một phiên họp toàn thể của Thượng viện, sẽ diễn ra vào ngày 9/8 tới. 

Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, 52 thượng nghị sĩ đã đồng ý đình chỉ chức vụ bà Rousseff, trong khi 22 người phản đối. Trong trường hợp bà Rousseff chính thức bị bãi nhiệm, Phó Tổng thống Michel Temer, người hiện đang giữ chức Tổng thống lâm thời từ tháng 5 theo quy định của Hiến pháp, sẽ tiếp tục điều hành đất nước tới hết năm 2018.

Đi đến cuối đường?

Vụ xét xử Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nóng lên ngay trước thềm lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2016. Bà Rousseff bị cáo buộc vi phạm luật ngân sách, sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc Olympic 2016 tại thành phố Rio de Jainero. Thay vì đó, bà sẽ dành thời gian ở thủ đô Brasilia để chờ kết quả cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban trên.

Cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban này không có tính ràng buộc song là một bước đi nữa trong tiến trình xét xử, mở đường cho một cuộc bỏ phiếu của toàn Thượng viện vào ngày 9/8. Trong báo cáo ngày 2/8, Thượng nghị sỹ Anastasia đã nói rõ quan điểm của mình với lời khẳng định: “Tôi bỏ phiếu ủng hộ việc tiếp tục tiến trình xét xử”, và cho rằng vụ xét xử bà Rousseff là điều “khó tránh khỏi”. 

Không chỉ có bà Rousseff đang hứng chịu nhiều chỉ trích mà ông Lula- người tiền nhiệm của bà Rousseff - nhiều khả năng cũng sẽ phải tham dự một phiên tòa với cáo buộc cản trở quá trình thực thi nghĩa vụ pháp lý. Ông cũng đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, nguyên nhân có thể làm tan biến hy vọng quay trở lại chính trường của ông trong cuộc bầu cử năm 2018. 

Phần lớn các nhà quan sát Brazil cho rằng bà Rousseff sẽ không vượt qua được cuộc bỏ phiếu cuối cùng, bởi số Thượng nghị sỹ ủng hộ việc bãi nhiệm bà có thể sẽ lớn hơn con số tối thiểu cần thiết là 54/81 phiếu. Bà Ana Amelia, thành viên đảng PP bảo thủ, nói: “Bà ấy đã đến cuối con đường, và đảng Lao động biết rõ điều này”.

Nhiều người, trong đó có cả những người từng ủng hộ bà Rousseff, cho rằng việc bà “ngã ngựa” là kết quả của việc bà đã phải lèo lái một Brazil trên đà suy thoái. Ông Ricardo Antunes, nhà nghiên cứu xã hội tại Đại học Unicamp ở Sao Paulo, nói: “Chính quyền của ông Lula và bà Rousseff đã mang lại những kỳ vọng rất lớn khi họ bắt đầu lên nắm quyền, và giờ mọi chuyện đang trở nên tồi tệ”. 

Riêng ông Temer hiện vẫn khá kín tiếng và hạn chế bình luận về khả năng ông sẽ chính thức thay thế bà Rousseff trên cương vị Tổng thống Brazil. Trước câu hỏi của các phóng viên quốc tế về việc liệu Thượng viện Brazil có hội đủ số phiếu cần thiết để bãi nhiệm bà Rousseff hay không, ông Temer chỉ trả lời một cách thận trọng: “Khi có kết quả, họ sẽ báo cho tôi biết”... 

Ít ngày trước, một tòa án của Brazil đã tuyên án 43 năm tù giam đối với Othon Luiz Pinheiro da Silva, cựu Giám đốc Công ty Năng lượng hạt nhân quốc gia Electronuclear, về tội tham nhũng. Ông Pinheiro cùng 12 bị cáo khác, trong đó có cả con gái ông là Ana Cristina da Silva Toniolo, bị kết tội tham nhũng và rửa tiền. Con gái ông bị tuyên án 14 năm và 10 tháng tù giam.

Theo điều tra, ông Pinheiro đã nhận hối lộ và dàn xếp cho các công ty tư nhân nhận thầu trong các hợp đồng xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Angra 3 tại thành phố Rio de Janeiro giữa Eletronuclear và các công ty xây dựng Andrade Gutierrez và Engeviz. 

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.