“Bóng ma” IS thò tay sang lục địa đen

- Boko Haram ở Nigeria hiện cùng một số tay súng ca tụng IS trên mạng Internet
- Boko Haram ở Nigeria hiện cùng một số tay súng ca tụng IS trên mạng Internet
(PLO) - Trong bối cảnh hai phong trào cực đoan ở châu Phi gần đây liên kết với tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS), các chuyên gia Mỹ cảnh báo rằng nếu các nhóm cực đoan đó đẩy mạnh hợp tác với nhau thì đây có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với châu lục này.
Các phần tử Hồi giáo li khai ở Libya từng tuyên bố đi theo IS, và Boko Haram ở Nigeria hiện cùng một số tay súng ca tụng IS trên mạng Internet. Thậm chí, Boko Haram còn tự đổi tên nhóm này thành Tỉnh Tây Phi của Nhà nước Hồi giáo (ISWAP). 
Các chuyên gia cảnh báo nếu các nhóm này thay đổi chiến lược hoạt động, thì đây sẽ là mối nguy hiểm thực sự đối với khu vực.
Kịch bản nguy hiểm
Michael Shurkin, một nhà phân tích từng làm việc tại CIA và là chuyên gia về Trung Phi thuộc Tập đoàn Rand, nói: “Chúng có thể sẽ đưa ra quyết định mới là thay vì chiến đấu để lập tức đạt được các mục tiêu ở địa phương, chúng sẽ thay đổi trọng tâm và đánh vào các lợi ích của phương Tây. 
Hiện nay, Boko Haram đang tấn công các binh lính Pháp ở Barkhane hoặc lính Mỹ ở Cameroon... Chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến những kịch bản kinh khủng nhất, nhưng tôi cho rằng chúng ta chưa nghĩ tới điều đó. 
Hiện nay, sự di chuyển luân phiên giữa Boko Haram và IS ở Tây Phi dường như là một công cụ thay đổi chiến lược. Tuy nhiên, đây có thể là một sự chuyển tiếp thực sự, trở thành loại hình thánh chiến toàn cầu”.
Các phong trào đơn lẻ về mặt địa lý có thể hưởng lợi rất nhiều nếu gia nhập nhóm Hồi giáo cực đoan lớn mạnh và mang tính biểu tượng đầu tiên và đáng sợ nhất thế giới này. IS đã có thể chiếm đóng những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq, duy trì một quân đội, hủy một máy bay dân dụng của Nga đi qua Ai Cập và tiến hành các vụ tấn công vào dân thường ở nhiều nơi, từ Paris (Pháp) tới London (Anh) hay California (Mỹ). 
Gia tăng tuyển mộ
Peter Pham, chuyên gia về châu Phi thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, nói: “Đặc biệt, chúng còn có thể giúp các nhóm cực đoan ở châu Phi tuyển mộ thêm các chiến binh nước ngoài đang bị danh tiếng của IS “quyến rũ”. 
Mặc dù số lượng các chiến binh này vẫn khiêm tốn, song có những dấu hiệu cho thấy một làn sóng các chiến binh đang đổ về châu Phi đã thực sự bắt đầu. 
Tháng trước, hai thanh niên người Pháp đã bị bắt giữ ở Tunisia khi đang tìm cách tiếp cận các khu vực do IS kiểm soát ở Libya. Chuyên gia Peter Pham cho biết thêm rằng trong tạp chí "Dabiq" phiên bản tiếng Anh phát trên mạng số ra tháng 4/2015, IS đã kêu gọi các tình nguyện viên xem xét việc gia nhập nhóm Boko Haram “nếu các bạn không thể gia nhập IS”.
Nhóm cực đoan Nigeria trong 6 năm nổi dậy đã cướp đi sinh mạng của 17.000 người, và đã tuyên bố sẽ đi theo IS để nhận được sự cố vấn về các chiến lược quân sự. 
Ông Peter Pham nói với AFP: “Các vụ tấn công sẽ được chúng phối hợp tốt hơn” và cho biết thêm các đoạn băng mới nhất của Boko Haram hiện có chất lượng rất chuyên nghiệp và mang hơi hướng của IS, luôn tự hào vì sở hữu các chuyên gia truyền thông có thể đăng tải các đoạn băng cổ động “xứng tầm” Hollywood lên mạng internet.
Tại Libya, các nhóm công khai trung thành với IS đã mở rộng rất nhanh chóng, chỉ trong năm ngoái đã thu nhận từ 200 lên tới 2.000 thành viên. Sức mạnh đang ngày càng gia tăng của chúng, cùng với mớ hỗn độn chính trị và an ninh thời hậu Kaddafi vẫn tồn tại ở Libya, đã khiến giới chức châu Âu lo ngại và phải triển khai các máy bay do thám xung quanh các căn cứ của mình.
Biến châu Phi thành chiến trường?
Jacob Zenn, chuyên gia về các nhóm thánh chiến tại Quỹ Jamestown, cho biết mối quan hệ giữa Boko Haram và các chiến binh IS có thể sớm chuyển biến từ phạm vi liên lạc sang việc đào tạo binh sĩ Boko Haram ở Libya. 
Ông nói: “Nếu Libya trở thành một trung tâm của khu vực Sahara ở châu Phi như là Raqa, hiện là thành trì của IS ở Syria, thì vào năm 2016 và 2017 tới, ISWAP cũng có thể sẽ tiến hành một loại hình tấn công mới ở Nigeria hay Tây Phi dưới sự huấn luyện và phối hợp của IS ở Libya”.
Cũng như một số nhà phân tích khác, Zenn tin rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát chặt chẽ biên giới với Syria hay những thất bại của IS ở Syria và Iraq có thể sẽ thôi thúc hàng nghìn kẻ đang có ý định trở thành các phần tử thánh chiến trên toàn cầu biến châu Phi trở thành một chiến trường…/.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh để đáp ứng yêu cầu mới của doanh nghiệp

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27). Trong mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đã xác định: Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài cuối: 'Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong'

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
(PLVN) -  Đảng ta (nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XIII) đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, các yêu cầu về việc nêu gương, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, coi trọng việc đấu tranh, phê phán các hành vi phi đạo đức, biểu dương gương sáng về đạo đức.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela
Chiều 29/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Delcy Rodriguez Gomez, Phó Tổng thống thường trực nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Điều chỉnh ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng

Đại biểu Lê Thị Song An phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Quan tâm về quy định về mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với việc sửa đổi, điều chỉnh quy định về ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Chiều 28/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.