Bộ Y tế đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang

Sinh viên các trường y, dược tham gia lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại điểm nóng dịch Bắc Giang. Ảnh: Sức khỏe đời sống
Sinh viên các trường y, dược tham gia lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại điểm nóng dịch Bắc Giang. Ảnh: Sức khỏe đời sống
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong thời gian tới, dịch ở Bắc Giang có thể lan rộng. Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang.

Sau khi kết thúc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống dịch, chiều  29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và  lãnh đạo các bộ, ngành đã đến Bắc Giang để trực tiếp nghe địa phương báo cáo tình hình. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Sức khỏe đời sống
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 ở Bắc Giang vẫn tiếp tục tăng

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến trưa nay, Bắc Giang đã ghi nhận 1.927 ca bệnh. Ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang, cho biết tổng số F1 của tỉnh là 15.863 trường hợp; F2 là 65.850 trường hợp. Ổ dịch nóng nhất ở Bắc Giang là tại KCN Quang Châu, từ khi xuất hiện cách đây 15 ngày, lượng ca dương tính tăng cao, diễn biến phức tạp. Đến nay, KCN này có 1.524 trường hợp F0, trong đó công ty Hosiden là 1.920 F0.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đánh giá đây là đợt dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.

Số ca chủ yếu là trong số công nhân tại KCN Quang Châu, KCN Vân Trung, trong đó Công ty TNHH Hosiden Việt Nam vẫn chiếm nhiều nhất.

Ngày 27, 28/5, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng ở mức cao do tỉnh đang tổng rà soát xét nghiệm lại số công nhân ở các thôn có nguy cơ cao (lần 3) và số F1 trong khu cách ly tập trung ở Việt Yên.

Hiện tỉnh đã cách ly xã hội, giãn cách xã hội 8/10 huyện, thành phố (trừ Sơn Động, Lục Ngạn) theo Chỉ thị 15 và 16.

Về xét nghiệm, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương, tỉnh đã nâng công suất xét nghiệm từ 14.000 mẫu đơn lên 20.000 mẫu đơn/ngày. Tăng cường xét nghiệm tầm soát trong dân cư để đánh giá mức độ lây nhiễm cộng đồng.

Đến chiều nay, tỉnh đã bố trí 13 khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với tổng công suất 3.600 giường, tiếp tục khảo sát, chuẩn bị các cơ sở mới đáp ứng thêm khoảng 1.800 giường.

Tỉnh đã hoàn thành 1 đơn vị hồi sức tích cực (ICU) chăm sóc bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi 50 giường và đang khẩn trương xây dựng thêm 1 trung tâm ICU tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang (100 giường) để điều trị bệnh nhân nặng.

Ông Dương Văn Thái cho biết dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay tỉnh đang tập trung xét nghiệm lần 3, lần 4 tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao.

“Qua kết quả test nhanh, số lượng công nhân bị phơi nhiễm cao. Song các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, theo dõi y tế. Các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng cũng đã ở trong các khu vực cách ly, phong tỏa nên khó có khả năng lan rộng”,  ông Thái nói.

Các cán bộ y tế đến điểm nóng về dịch COVID-19 tại huyện Việt Yên (Bắc Giang) để lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho gần 19.000 công nhân và người dân tại 3 xã Núi Hiểu, Trung Đồng và Tam Tầng. Ảnh: Gia đình & xã hội
Các cán bộ y tế đến điểm nóng về dịch COVID-19 tại huyện Việt Yên (Bắc Giang) để lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho gần 19.000 công nhân và người dân tại 3 xã Núi Hiểu, Trung Đồng và Tam Tầng. Ảnh: Gia đình & xã hội 

Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị để vận hành hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang - dự kiến sẽ đưa vào hoạt động sau 3 ngày nữa.

Ông Thái cho biết tỉnh thiếu trang thiết bị y tế và không đủ y bác sĩ chuyên ngành hồi sức; cần được hỗ trợ sinh phẩm, test kit nhanh và vật tư, hóa chất phòng chống dịch trong giai đoạn tiếp theo. 

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang - cho biết hiện trên địa bàn tỉnh có 1.400 nhân viên y tế, sinh viên học sinh, các trường ĐH Y khoa, có lực lượng quân đội, công an tham gia mọi mặt trận chống dịch ở Bắc Giang.

Trong thời gian tới, dịch ở Bắc Giang có thể lan rộng. Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang. Sau lời hiệu triệu của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 27/5, đến nay có gần 26.000 sinh viên, giáo viên các trường y khoa đăng ký sẵn sàng lên đường.

Về điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân nặng, hiện có hai bệnh viện thuộc Bộ Y tế gồm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đang hỗ trợ Bắc Giang. Trong tình huống thiết lập thêm đơn vị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang công suất 100 giường, Bộ Y tế sẽ điều nhân lực chuyên môn từ Bệnh viện Trung ương Huế ra hỗ trợ.

Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho hay hiện năng lực lấy mẫu, xét nghiệm của Bắc Giang đã đáp ứng nhu cầu. Lực lượng lấy mẫu liên tục đi lấy hàng ngày.

Những ngày qua, các cán bộ y tế tại Bắc Giang đã căng mình lấy mẫu cho người dân và công nhân bên trong các điểm nóng dịch COVID-19. Ảnh: Gia đình & xã hội
 Những ngày qua, các cán bộ y tế tại Bắc Giang đã căng mình lấy mẫu cho người dân và công nhân bên trong các điểm nóng dịch COVID-19. Ảnh: Gia đình & xã hội

Báo cáo với Thủ tướng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ với điều kiện nắng nóng khắc nghiệt 35-37 độ C, trong bộ đồ bảo hộ kín, một số sinh viên bị ngất. Bộ phận thường trực đặc biệt đã chỉ đạo để các lực lượng lấy mẫu xét nghiệm vào sáng sớm và chiều tối để đảm bảo sức khoẻ cho anh em. Ngay khi Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn báo cáo điều này, Thủ tướng chỉ đạo ngay: Cần chia nhiều ca, xét nghiệm cả đêm.

Về tiêm vắc xin COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho biết trong 2 ngày tỉnh đã tiêm cho khoảng gần 4.500 công nhân, tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết dự kiến trong 7-10 ngày sẽ tiêm xong cho các trường hợp này, Bộ phận thường trực đặc biệt đã lên kế hoạch chi tiết, phân từng địa phương trong tỉnh. Nếu thiếu nhân lực tiêm vắc xin, Bộ Y tế sẽ điều chuyển 1.000 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn và sẵn sàng lên đường.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...