Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(PLVN) -Hôm nay 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp của ngành Tư pháp.

Bộ Tư pháp cho biết, từ 01/8/2023-30/6/2024, Trung tâm LLTP quốc gia tiếp nhận và cấp 486 Phiếu LLTP, trong đó tỷ lệ đúng hạn chiếm tỷ lệ 99.8%. Tại địa phương, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 1.119.474 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP, trong đó có 582.098 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính (chiếm tỷ lệ 51.3%); 537.376 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP trực tuyến và qua ứng dụng VNeID (chiếm tỷ lệ 48.7%), đã trả kết quả 1.089.830 Phiếu LLTP, trong đó 1.055.302 Phiếu LLTP trả đúng và sớm hạn (chiếm tỷ lệ 96.5%)

Bộ Tư pháp đã nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp bảo đảm kết nối, chia sẻ, số hóa và tái sử dụng theo đúng yêu cầu của Chính phủ. Nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ công cấp Phiếu LLTP trên Cổng dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 565/QĐ-BTP công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, trong đó có 06 TTHC về cấp Phiếu LLTP (03 TTHC ở Trung ương và 03 TTHC ở cấp tỉnh). Đến nay đã có 18 địa phương với số lượng hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP trực tuyến đạt trên 80% và 05 địa phương với 100% hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP trực tuyến.

Tính từ 09/7/2023 - 30/6/2024, Trung tâm LLTP quốc gia đã thực hiện vào sổ tiếp nhận 342.168 thông tin. Trung tâm đã cung cấp cho các Sở Tư pháp 81.020 thông tin. Trên cơ sở thông tin đã nhận được, Trung tâm thực hiện xử lý, cập nhật: 372.992 thông tin. Tại địa phương, các Sở Tư pháp cũng đã tích cực xử lý thông tin LLTP còn tồn đọng. Trong 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg, Sở Tư pháp nhận được 498.333 thông tin của các cơ quan cung cấp. Trên cơ sở số lượng thông tin đã nhận được và số lượng thông tin còn tồn đọng trước đó, Sở Tư pháp đã tích cực tiếp nhận 708.286 thông tin LLTP (bao gồm thông tin còn tồn đọng trước khi có Chỉ thị số 23/CT-TTg) với 599.777 thông tin thuộc thẩm quyền, cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia và các Sở Tư pháp 97.465 thông tin, lập 91.306 bản LLTP với tổng số 312.803 thông tin được xử lý.

Bộ Tư pháp nhìn nhận, các nhiệm vụ triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg về cơ bản thực hiện đúng tiến độ tại Kế hoạch đề ra, trong đó có 10 nhiệm vụ đã hoàn thành; 05 nhiệm vụ đang thực hiện thường xuyên và 04 nhiệm vụ đang thực hiện (chiếm tỷ lệ 79%).

Công tác tuyên truyền về Chỉ thị số 23/CT-TTg tại Bộ Tư pháp và các địa phương nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về vị trí, vai trò, giá trị pháp lý của Phiếu LLTP, quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP và việc sử dụng Phiếu LLTP theo đúng quy định của pháp luật được quan tâm, chú trọng thực hiện đa dạng với nhiều hình thức...

Công tác cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP được thực hiện mạnh mẽ với thủ tục và thành phần hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP được đơn giản hóa tối đa. Thủ tục cấp Phiếu LLTP đã được thực hiện trực tuyến toàn trình tại Bộ Tư pháp và các địa phương. Việc áp dụng thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID tại thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế đạt kết quả đáng khích lệ, cho thấy tín hiệu tích cực trong cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP, tạo tiền đề để tiếp tục thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VneID trên toàn quốc từ ngày 01/10/2024.

Hội nghị cũng dành thời gian trao đổi, thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 23/CT-TTg trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn

(PLVN) - TS. Nguyễn Trí Hiếu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu cho rằng, để trở thành lực lượng tiên phong, nòng cốt của nền kinh tế, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn. Đây có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. 

Đọc thêm

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp…