Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường gặp gỡ lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh

(PLO) - Nhân dịp nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long được điều động, luân chuyển nhận cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, chiều 9/4, tại Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng lãnh đạo một số đơn vị của Bộ Tư pháp đã có cuộc gặp gỡ lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ban, ngành khối nội chính tỉnh Hà Tĩnh cùng tham dự buổi gặp mặt. 
Từ trái sang: Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Thành Long, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Nam Hồng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự
 Từ trái sang: Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Thành Long,
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Nam Hồng,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh: Là một cán bộ được đào tạo bài bản và tâm huyết với công việc, đồng chí Lê Thành Long được lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Bộ Tư pháp đánh giá là người có chuyên môn cao, đạo đức tốt và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đồng chí Lê Thành Long được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định lựa chọn, điều động luân chuyển về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh là một cơ hội nhưng cũng là thử thách đối với cá nhân đồng chí. Bộ trưởng tin  tưởng đồng chí Lê Thành Long sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phấn khởi trước sự bổ sung nhân sự mới, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: Việc đồng chí Lê Thành Long – một Thứ trưởng Bộ Tư pháp được điều động về với cấp ủy và nhân dân Hà Tĩnh là sự bổ sung vô cùng cần thiết cho địa phương vốn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bí thư Nguyễn Thanh Bình cũng cảm ơn cá nhân Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bộ Tư pháp thời gian qua đã có sự quan tâm đối với Hà Tĩnh, mong rằng sự quan tâm đó sẽ tiếp tục được phát huy nhiều hơn nữa trong thời gian tới./.
Cảm ơn sự quan tâm, động viên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như lãnh đạo Bộ Tư pháp và tỉnh Hà Tĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long hứa sẽ cố gắng cùng Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.                 

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.