Bộ luật Hồng Đức: Điểm vượt trội trong lĩnh vực lập pháp

Trang bìa Hoàng Việt luật lệ, Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức.
Trang bìa Hoàng Việt luật lệ, Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức.
(PLO) - Xét về phương diện kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Hồng Đức vượt trội các bộ Luật đã có, trở thành mẫu mực về hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật trong thời kỳ phong kiến ở nước ta.

Trước hết, Bộ luật Hồng Đức là bộ tổng luật, chứa đựng quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật, nhưng đều được trình bày theo kỹ thuật lập pháp của Luật Hình sự. Nghĩa là trong từng điều luật đều được xác định hành vi vi phạm và chế tài. Ở mỗi điều luật đều mô tả các dấu hiệu của hành vi và nếu vi phạm thì đều phải chịu chế tài tương ứng, tùy theo hành vi vi phạm nặng, nhẹ. Ngoài các chế tài hình sự mang tính đặc trưng, Bộ luật còn chứa đựng các chế tài dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình. Bên cạnh hệ thống hình phạt ngũ hình: xuy hình (đánh roi), trượng hình (đánh bằng trượng), đồ hình (giam cầm và khổ dịch), lưu hình (đầy đi phương xa), tử hình (tội chết), Bộ luật Hồng Đức còn có các chế tài dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình. 

Có thể nói, trong 722 điều của Bộ luật Hồng Đức, ngoài các quy định có tính chung, nguyên tắc ra thì hầu hết các điều luật nào đi liền với việc mô tả hành vi và tương ứng với nó nếu vi phạm đều có quy định về chế tài xử lý tương ứng. Có những điều luật quy định không những chế tài hình sự mà còn cả các chế tài dân sự, hành chính. Chế tài là một bộ phận không thể thiếu trong từng điều luật đi liền với từng điều luật là một đặc trưng của các Bộ luật trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt là Bộ tổng luật Hồng Đức thể hiện nhu cầu áp dụng pháp luật thống nhất tạo thuận tiện và dễ dàng trong việc thực hiện và áp dụng.

Hai là, quá trình pháp điển hóa Bộ luật Hồng Đức là quá trình chắt lọc để thu hút, kế thừa và phát triển các giá trị tiến bộ và phù hợp trong các quy định pháp luật của các triều đại Lý – Trần, nhất là các quy định pháp luật của các vua Lê trước đó (trước Vua Lê Thánh Tông). Đây là đặc trưng vô cùng quan trọng trong công tác pháp điển hóa được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc triều hình luật không những kế thừa và phát triển các quy định pháp luật của các triều đại trước mà còn tập hợp hệ thống hóa các quy định pháp luật được ban hành trong suốt các đời vua Lê Sơ. Có thể nói Quốc triều hình luật là “thành quả hoạt động lập pháp suốt các triều đại nhà Lê, nhất là của 4 vua thời Lê Sơ và chỉ có thể ra đời, ban bố trong thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức”. 

Ba là, song song với việc tập hợp, lựa chọn các quy định pháp luật đã ban hành qua các triều vua trước, Quốc triều hình luật còn có nhiều quy định mới được đặt ra xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn lúc bấy giờ. Ví như xuất phát từ nhu cầu bảo vệ vững chắc đất nước, Lê Thánh Tông hơn ai hết đã thấy mối họa to lớn của nạn ngoại xâm; mới lên ngôi chưa đầy một tháng, ông đã ra chỉ dụ là đặt nhiệm vụ giữ nước lên vị trí hàng đầu, tiếp đến vào ngày 11 tháng 10 cùng năm, vua lại ra Sắc chỉ cho các quan phủ, lộ, trấn, châu, huyện rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được. Phải cương quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo có thể sai sứ sang tận triều đình của họ biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng”. Xuất phát từ các quan điểm đó của Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức đã thể chế thành nhiều điều luật về việc đề cao tinh thần cảnh giác, thực hiện canh phòng nghiêm ngặt các quan ải, vùng biên, đường biên. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, bị trừng trị nghiêm khắc. 

Bốn là, cùng với chọn lọc kế thừa các quy định pháp luật đã có, đặt ra các quy định mới xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn mới là khuynh hướng chính trong pháp điển hóa, hệ thống hóa Bộ luật Hồng Đức. Ngoài ra, qua các tư liệu lịch sử cũng cho thấy một khuynh hướng khác là tìm kiếm các giá trị tốt đẹp trong các quy phạm đạo đức, tập quán truyền thống của cư dân để kế thừa, phát triển thành các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức. Đó chính là những tập quán truyền thống tốt đẹp trong các quan hệ gia đình, quan hệ làng xã được kế thừa và phát triển trong Bộ luật Hồng Đức. Ví dụ như trong Hương ước làng Mạch Tràng quy định: “Gặp lúc cần kíp như Hỏa tai, cướp bóc hay đê sạt, trừ những người 60 tuổi trở lên và những người yếu đuối, còn người làng nghe hiệu đều phải lập tức đến cứu. Nếu ai trễ biếng không đến cứu, Hương hội xét thực phải phạt từ 0$20 – 0$50”.

Có thể nói trong quá trình pháp điển hóa, Bộ luật Hồng Đức còn phản ánh sâu sắc, sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán truyền thống, giữa pháp luật với tục lệ; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa điều chỉnh bằng pháp luật với điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức và quy phạm tập quán. Ví dụ như Điều 40 của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người miền Thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người Thượng du phạm tội với người Trung Châu thì theo Luật mà định tội”. Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Bộ luật Hồng Đức kế thừa nhiều phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức của dân tộc. Ví dụ như các quy định về các nghi lễ kết hôn như lễ chạm mặt, lễ dẫn đồ cưới, lễ đón dâu,… Đặc biệt là quyền bình đẳng nam nữ trong một số quan hệ hôn nhân, tài sản, thừa kế thông qua việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. Các quy định trên đây chính là sự kế thừa và phát triển một cách hài hòa, sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp, đề cao vai trò bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình, trong việc thờ cúng những người đã mất.

 Năm là, kỹ thuật soạn thảo Luật đạt đến trình độ cao vừa đủ cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng lại vừa đủ bao quát được nhiều quan hệ có liên quan nhau. Vì thế, Bộ luật có tác dụng điều chỉnh sâu rộng, có sức sống lâu dài trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Các điều Luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai,… quy định rất chi li, cụ thể, thuận tiện cho việc áp dụng. Các quy định về hình sự, hầu hết đều được thể hiện bằng việc mô tả giả định, quy định và chế tài với khung hình phạt đủ rộng để không thể tùy tiện trong áp dụng. Các chương, điều sắp xếp rất hợp lý, thuận tiện cho việc tra cứu, thực hiện.(Còn tiếp)

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.