Thời Vua Lê Thánh Tông: Không cử được người giỏi cũng bị phạt

Thời Vua Lê Thánh Tông: Không cử được người giỏi cũng bị phạt
(PLO) - Việc đề cử không được người tài dưới triều Vua Lê Thánh Tông có thể bị trị tội. Điều 174 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc”.

(Tiếp theo) Thứ tư, thiết lập chế độ đãi ngộ quan lại công bằng, tùy theo tính chất công việc khó dễ mà định đoạt. Năm Hồng Đức thứ tám (1477), Vua Lê Thánh Tông ban Chiếu về chế độ bổng lộc, trong đó nêu rõ “lộc để khuyên người có công, tùy theo công việc nặng hay nhẹ… các quan văn, quan võ trong kinh và ngoài các đạo chức việc không giống nhau thì việc cấp lộc nên làm cho tỏ rõ việc nặng nhọc, việc nhàn rỗi… Quan trong kinh, nếu giữ chức phiền kịch thì cấp bổng lộc tiến lên hai bậc, chức phiền kịch vừa tiến lên một bậc; chức giản dị lùi xuống một bậc, chức giản dị lắm lùi xuống hai bậc”.

Thứ năm, trọng dụng hiền tài cũng đồng nghĩa với việc đặt yêu cầu, tiêu chuẩn rất cao đối với hiền tài trong quá trình được trọng dụng: Có thể nói, góc nhìn hiền tài của Vua Lê Thánh Tông rất biện chứng, toàn diện và rất độc đáo. Trọng dụng hiền tài không phải chỉ là trao quyền cao cùng với chế độ đãi ngộ hậu hĩnh mà còn đòi hỏi người được trọng dụng phải luôn sống theo những tiêu chuẩn khắt khe.

Để thực sự là minh quân, đi kèm với đội ngũ hiền thần, Vua Lê Thánh Tông đã từng nói rõ đạo làm vua cùng tiêu chuẩn của các bề tôi trung. Trong bài Quân đạo (Đạo làm vua) và Thần tiết (Tiết của người bề tôi) trong Quỳnh uyển cửu ca (Chính khúc ca vườn Quỳnh), Lê Thánh Tông từng nói: “Hạ dục nguyên nguyên thượng kinh thiên. Chế trị bảo bao tư kế thuật, Thanh lâm quả dục tuyệt du điền. Bàng cáu luận nghệ phu văn đức, Khắc cật binh nhung trung tướng quyền”. (Quân đạo).

(Tức là: Dưới dưỡng nuôi trăm họ, trên kính trời. Trị dân, giữ nước thường nghĩ sự noi theo người trước. Chay lòng, ít ham muốn, bỏ hẳn thói chơi săn bắn. Rộng tìm kẻ tài giỏi để ban bố văn đức. Sắm sửa binh bị coi trọng quyền kẻ làm tướng).

“Đan trung cảnh nhật linh lâm, Trí chủ an dân, nghĩa khái thâm. Nội minh ngoại phủ hồi thiên lực, Hậu lạc tiên ưu Lê thế tâm”. (Thần tiết).

(Tức là: Lòng son quang minh, nhập tinh soi xét tới. Có nghĩa khí sâu sắc để trung với chúa và an dân… Sức chuyển dời trong nước bình trị, ngoài nước mến yêu. Lòng giúp đời vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ).

Hiền tài được sử dụng, nhất là khi đã làm quan thì phải sống trong cơ chế giám sát, ràng buộc, chế ước lẫn nhau rất chặt chẽ do nhà vua ban hành. Dụ Hiệu định quan chế do Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1471 (tức sau 11 năm trị vì) nêu rõ việc đặt ra quan chế này là để “trách nhiệm… có nơi quy kết, khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau, chức trọng chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không lạm, thế nước khó lay”.

Với Vua Lê Thánh Tông, không có chuyện đã bổ nhiệm làm quan thì mãi mãi vẫn là quan. Thay vào đó, vua đặt ra lệ khảo thí và khảo khóa để buộc các quan đều phải thường xuyên lo trau dồi, rèn luyện đạo đức và năng lực. Vua đặt ra lệ 3 năm khảo thi một lần cho các quan lại đương chức để kiểm tra trình độ học vấn (không trừ một ai, kể cả trạng nguyên). Quan lại được đánh giá theo tiêu chí có “xứng chức” hay không (với các tiêu chí cụ thể hơn như: có làm cho dân nhiều lên không, có làm cho dân giàu lên không, có làm cho dân biết lễ nghĩa hơn không).

Vua Lê Thánh Tông đã từng có sắc chỉ rằng: “Các quan viên lười biếng bỉ ổi, đê tiện, yếu hèn, nếu có con cháu công thần thì bãi chức cho về hạng dân, nếu là con cháu thường dân thì bãi chức sung quân”.

Vua Lê Thánh Tông chính là vị vua đầu tiên đưa ra một cách khá hệ thống luật hồi tỵ. Theo đó, vua cấm quan lại 5 điều thường rất dễ phạm như sau: (1) Cấm quan, lại lấy vợ người địa phương nơi mình trị nhậm; (2) Cấm quan, lại mua đất, mua vườn, mua ruộng, mua nhà tại địa phương nơi mình trị nhậm; (3) Cấm quan, lại lấy người địa phương nơi mình trị nhậm làm cấp phó giúp việc cho mình; (4) Cấm quan, lại kết làm thông gia với người địa phương nơi mình trị nhậm; (5) Cấm đưa quan, lại về trị nhậm tại quê hương bản quán. Phải chăng, đó chính là một trong những hình thức kiểm soát xung đột lợi ích của đội ngũ quan, lại được hình thành rất sớm trong lịch sử nước ta và hiện nay vẫn còn nhiều nhân tố hợp lý rất đáng nghiên cứu, học tập để áp dụng.

Bộ luật Hồng Đức đòi hỏi tính chính trực của các vị quan đại thần. Điều 625 Bộ luật này quy định tội “Các quan đại thần nếu biết việc có hại mà không giãi bày can ngăn, lại a dua vân theo”. Theo đó, “các quan đại thần và các quan tâu việc, biết có điều bất tiện, hại đến quân dân mà không hết sức giãi bày để bỏ điều ấy đi thì xử tội biếm hay bãi chức. Nếu a dua trước mặt để thuận ý vua, lúc lui chầu lại nói khác, thì xử tội đồ hay tội lưu”.

Ngoài ra, việc đề cử không được người tài dưới triều Vua Lê Thánh Tông có thể bị trị tội. Điều 174 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc”.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...