Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 7/11, Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024; tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân” và sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân”.

Nhiều kết quả tích cực

Tại Lễ hưởng ứng, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Cục V03) đã báo cáo kết quả triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật trong Công an nhân dân (CAND) năm 2024.

Về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác, công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Ngày pháp luật. Từ đó nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo công an các cấp, của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền về ý nghĩa, vai trò của Ngày pháp luật cũng như ý thức thượng tôn, chấp hành, áp dụng pháp luật của cán bộ, chiến sĩ CAND và các tầng lớp nhân dân.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, pháp luật và điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hôi, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự. Tính từ tháng 11/2023 đến nay, Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội thông qua 5 luật...

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Công an, công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua họp tổ dân cư, tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp với hàng trăm nghìn lượt người tham dự; phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài ngành công an đăng nhiều phóng sự, tin, chuyên trang, chuyên mục về các vấn đề pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự… Bên cạnh đó, lực lượng CAND đã thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách trong các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo…

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.

Về kết quả tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật Căn cước trong CAND”, Cục trưởng Cục V03 cho biết, Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thường trực tham mưu tổ chức Cuộc thi với công an đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai Cuộc thi.

Cuộc thi đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia. Nhiều bài dự thi được đầu tư công phu về mặt hình thức, nội dung, sưu tầm được nhiều tài liệu có giá trị. Kết quả, có 38 bài dự thi (gồm 19 bài dự thi tập thể, 19 bài dự thi cá nhân) có chất lượng tốt nhất, được Ban Giám khảo đánh giá cao và dự kiến trao giải theo Thể lệ Cuộc thi.

Về kết quả 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng CAND giai đoạn 2021 – 2027”, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho biết, trong 3 năm qua, công an đơn vị, địa phương đã tổ chức hơn 880.000 cuộc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh ở cơ sở; tuyên truyền lưu động gần 23.000 cuộc; thông qua các cuộc họp tổ dân cư, tuyên truyền tập trung tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp gần 470.000 cuộc; tổ chức 740 cuộc thi tìm hiểu pháp luật…

Các địa phương cũng đã tích cực, chủ động tuyên truyền, PBGDPL cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong đó, lực lượng công an xã, cảnh sát khu vực đã thực hiện tuyên truyền cá biệt, trực tiếp cho gần 600.000 lượt đối tượng trên các địa bàn.

Bên cạnh đó, 100% các đơn vị, địa phương đã hoàn thành các mục tiêu về xây dựng và tiếp tục duy trì, nhân rộng 470 mô hình PBGDPL gắn với vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong tình hình mới…

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

Phát biểu Kết luận, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà Cục V03, công an đơn vị, địa phương đạt được trong tổ chức, triển khai thực hiện Ngày pháp luật.

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Cụ thể, thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành thuộc phạm vi được phân công của Bộ Công an, kịp thời phát hiện đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền bất cập, mâu thuẫn, tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Chủ động phát hiện những vấn đề mới từ thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự nổi lên chưa có quy định để đề xuất ban hành nghị quyết thí điểm thực hiện, không nóng vội, cũng không cầu toàn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Đồng thời, quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả trong toàn lực lượng CAND chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật. Đối với toàn bộ các quy định pháp luật do Bộ Công an tham mưu xây dựng hoặc ban hành theo thẩm quyền dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” và tư duy quản lý không cứng nhắc.

Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đặc biệt, coi trọng công tác truyền thông chính sách, nhất là những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả để việc hưởng ứng Ngày Pháp luật trở thành nội dung thường xuyên, liên tục, lâu dài. Xây dựng lực lượng pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tại Lễ hưởng ứng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật Căn cước trong CAND” và sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng CAND giai đoạn 2021 - 2027”.

Đọc thêm

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.