BLHS 2015 sai sót: Do thay đổi quan điểm lập pháp?

Bộ trưởng Hà Hùng Cường
Bộ trưởng Hà Hùng Cường
(PLO) - Quốc hội vừa lùi hiệu lực thi hành của BLHS 2015 vì phát hiện có hơn 90 sai sót, đồng thời lùi hiệu lực thi hành của BLTTHS 2015, Luật Tổ chức CQĐT hình sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 do có viện dẫn một số quy định của BLHS 2015.

Nhiều bạn đọc thắc mắc: Tại sao như vậy? Quy trình lập pháp có vấn đề? Ai chịu trách nhiệm? Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với ông Hà Hùng Cường (Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào thời điểm cơ quan này chủ trì soạn thảo BLHS 2015) để tìm lời giải đáp.

Theo ông Hà Hùng Cường, Bộ Tư pháp đã tổng kết việc thi hành BLHS 1999 rất bài bản để sửa đổi toàn diện. Trên cơ sở đó, Thường trực Chính phủ (CP), Ban Cán sự Đảng CP đã họp, thông qua đường lối, quan điểm về từng vấn đề rất cụ thể: Giảm án tử hình chỗ nào, trách nhiệm hình sự pháp nhân ra sao... Ban Cán sự Đảng CP đã báo cáo Bộ Chính trị về quan điểm định hướng lớn và được đồng ý. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã chủ trì cùng TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và hầu hết các bộ ngành trung ương bắt tay soạn thảo BLHS 2015.

“Phải khẳng định BLHS 2015 dù có nhiều sai sót nhưng vẫn chứa đựng những chính sách hình sự mới, vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới, vừa rất tiến bộ, nhân văn, đề cao quyền con người theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013” - ông Cường nói.

Phải chi tiết hóa hết mức

. Phóng viên: Chuẩn bị kỹ như vậy, tại sao BLHS 2015 vẫn có nhiều sai sót, thưa ông?

 + Ông Hà Hùng Cường: Theo tôi biết, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) đã chủ trì việc rà soát lại toàn bộ BLHS 2015. Về phía Bộ Tư pháp cũng đánh giá lại quá trình soạn thảo. Kết quả cho thấy những sai sót báo chí nêu là sai sót kỹ thuật. Còn quan điểm định hướng tiến bộ mà CP trình sang QH vẫn được giữ nguyên.

Rà lại dự thảo mà Bộ Tư pháp thay mặt CP trình QH thì thấy có ba nội dung sai sót, cũng là kỹ thuật. Kể cả dự thảo mà CP trình xin ý kiến nhân dân, sai sót cũng rất ít.

. Vậy sai sót xuất hiện như thế nào, thưa ông?

+ Chủ yếu là do quan điểm lập pháp và phương pháp làm việc. Quan điểm của CP là sửa đổi toàn diện BLHS nhưng không nhất thiết phải chi tiết hóa đến từng điều, khoản trong từng tội danh. Bởi thực tế áp dụng BLHS cho thấy không thể hướng dẫn chi tiết tất cả được. Tội phạm rất đa dạng, phức tạp mà nhiều khi chỉ HĐXX tại phiên tòa cụ thể mới kết luận, quyết định chính xác được.

Hơn nữa, một điểm rất mới, rất tiến bộ trong Hiến pháp 2013 là phân định rạch ròi hơn quyền lực tư pháp. Luật Tổ chức TAND đã trao cho TAND Tối cao trọng trách phát triển án lệ. Như thế, càng nên tạo một không gian cho hoạt động chuyên môn của giới thẩm phán. Chỉ bằng cách ấy, việc áp dụng pháp luật mới sát cuộc sống.

Tuy nhiên, trình sang QH thì lại có ý kiến khác là phải chi tiết hóa tới từng điều, khoản để áp dụng trực tiếp. Mà chi tiết đến mức định tính, định lượng nhỏ thì rất khó cho kỹ thuật lập pháp và rất dễ xảy ra sai sót.

. Tức là quan điểm khác ấy đã dẫn tới sai sót, thưa ông?

+ Tôi cho là quan điểm chi tiết hóa ấy là một thách thức cho kỹ thuật lập pháp.

Sòng phẳng mà nói khi đưa ra thảo luận tại QH cũng như khi lấy ý kiến nhân dân thì cũng thấy một nguyện vọng là BLHS càng cụ thể càng tốt. Tuy nhiên, quan điểm của ban soạn thảo, của CP khi trình là trên tinh thần cải cách, khi mà QH đã ban hành luật thừa nhận vai trò của án lệ thì BLHS càng khái quát, càng cô đọng lại càng tạo ra không gian để ứng phó tất cả vấn đề xảy ra trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây cũng là quan điểm của khá nhiều đại biểu (ĐB) QH cũng như các chuyên gia tư pháp; cũng là vấn đề cơ bản, nguyên tắc của pháp luật hình sự hiện đại.

Nhưng rồi, trình sang xin ý kiến Ủy ban Thường vụ QH, chúng tôi đã không bảo vệ được quan điểm ấy. Thường vụ QH đã chỉ đạo theo hướng chi tiết hóa, tinh thần luật ban hành là áp dụng trực tiếp luôn...

BLHS 2015 sai sót: Do thay đổi quan điểm lập pháp? ảnh 1

Dù lùi hiệu lực thi hành nhưng những quy định có lợi cho người phạm tội trong BLHS 2015 vẫn được áp dụng. Ảnh minh họa: T.TÙNG

Quy trình làm luật đã thay đổi

. Thưa ông, tại sao Bộ Tư pháp không theo đuổi tới cùng quan điểm của mình?

+ Ở đây có vấn đề thuộc về quy trình làm luật.

Nước nào cũng vậy, CP là chủ thể chủ yếu trình dự án luật ra QH. Tất cả đều rất rạch ròi: Cơ quan trình theo đuổi đến cùng dự luật, chủ trì cả việc tiếp thu, giải trình ý kiến của ĐBQH. Các ủy ban của QH giúp QH thẩm tra, giám sát chặt chẽ quá trình giải trình, tiếp thu và thẩm tra đến cùng. ĐBQH lắng nghe ý kiến đôi bên, biểu quyết thông qua hoặc bác dự luật.

Quy trình ấy được áp dụng ở ta cho đến năm 2001 thì thay đổi thành quy trình hai bước như hiện nay. Tôi đã hai lần chủ trì sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và năm 2015. Cả hai lần CP đều đề nghị quay trở lại quy trình trước năm 2001. Nhiều ý kiến ĐBQH đồng tình, nhưng cuối cùng QH vẫn thông qua luật theo quy trình hai bước.

. Phải chăng quay lại quy trình trước năm 2001 thì BLHS 2015 sẽ không còn sai sót, thưa ông?

+ Không thể nói vậy.

Nhưng tôi nghĩ nếu theo quy trình ấy, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ có trách nhiệm hơn khi trình dự luật - trách nhiệm đến cùng. Cơ quan thẩm tra cũng có trách nhiệm rõ ràng hơn. Người ta trình đến cùng, nhận trách nhiệm đến cùng việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến ĐBQH. Bên thẩm tra cũng thẩm tra, phản biện đến cùng - không còn lẫn hai vai: Lúc đầu thẩm tra, sau thành cơ quan chủ trì. Như thế, ĐBQH cũng lắng nghe ý kiến nhiều chiều hơn, độc lập hơn khi bấm nút. Chứ như hiện nay, dự thảo cuối là do Ủy ban Thường vụ QH trình rồi thì ĐBQH có phần ỷ lại, cứ thế mà bấm nút thông qua.

Điều nữa, quan trọng như BLHS và BLDS, QH cần dành thời gian nghe toàn văn. 500 ĐBQH đương nhiên hơn hẳn cái đầu của một nhóm chuyên gia, của cơ quan chủ trì trình, cơ quan thẩm tra. Thứ nữa là đề cao trách nhiệm của người chấp bút cuối cùng. Mất thời gian đấy nhưng làm luật phải thế mới tốt được.

 Xin cám ơn ông.

Ai tiếp thu, chỉnh lý dự luật?

Theo ông Cường, đợt sửa đổi Hiến pháp đề cập một vấn đề rất cốt lõi là phân công, kiểm soát quyền lực, phân định rạch ròi hơn lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lấy ý kiến nhân dân cũng đồng thuận ý đó, theo nghĩa nhà nước pháp quyền: Bỏ đi vế “chấp hành QH” để hành pháp thực sự là cơ quan đề xuất luật và tổ chức thi hành pháp luật, CP năng động hơn, thực hiện tốt hơn chức năng kiến tạo. CP và QH như thế thì đều là nhận quyền lực nhân dân giao cho, ngang nhau. Nhưng rồi ra QH quyết phải giữ nguyên vế “chấp hành” như Hiến pháp cũ 1992.

“Theo cách ấy, nhiều ĐBQH ngộ nhận mình cao hơn CP. Việc đó tác động tới tư duy lập pháp là QH phải quyết hết, chi phối hết, đến cùng. Vậy nên quy trình lập pháp phải phân kỳ: CP, TAND Tối cao, VKSND Tối cao... cứ trình dự luật sang, các ủy ban của QH sẽ thẩm tra. Khi lấy ý kiến ĐBQH rồi thì ban soạn thảo hết vai trò. Ủy ban của QH từ vai thẩm tra chuyển sang vai chủ trì tiếp thu, chỉnh lý. Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ QH trình dự thảo đã chỉnh lý cho QH thông qua. Đây là cách mà chúng ta làm từ 2001 tới nay, chưa thay đổi được” - ông Cường nói.

“Gấp gáp quá”!

Về trách nhiệm cá nhân, ông Cường cho biết: “Tôi có trách nhiệm kép - trong tư cách cơ quan chủ trì soạn thảo và trong tư cách là ĐBQH. Nhưng lúc này tôi chưa muốn trả lời về vấn đề này bởi nói ra thì thành đá bóng, đổ lỗi. Với lại vừa rồi Ủy ban Thường vụ QH đã tạm kết luận là trách nhiệm chung của cả gần 500 ĐBQH”.

Ông Cường cũng tâm sự thêm: “Lẽ ra những khó khăn ấy, sai sót ấy đã có thể tránh được. Sửa nhiều như vậy, lại đòi hỏi quy định chi tiết tới từng định tính, định lượng trong từng điều khoản, tội danh thì cần thêm thời gian làm cho kỹ. Thay mặt CP, tôi đã có văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ QH lùi thêm một kỳ họp nữa, tức là làm BLHS trong ba kỳ họp để thảo luận, chỉnh sửa dự thảo cho kỹ. Một số ĐBQH cũng đề nghị như vậy nhưng rồi quan điểm chỉ đạo chung là giữ đúng tiến độ, chỉ làm trong hai kỳ họp để thông qua đồng bộ với BLTTHS, Luật Tổ chức CQĐT hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Thành ra gấp gáp quá!”.


Đọc thêm

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.