Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề, sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch

Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái ở Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua (Ảnh: Dũng Nhân).
Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái ở Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua (Ảnh: Dũng Nhân).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phát triển làng nghề ở tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục duy trì, phát triển nghề, làng nghề, nâng cao chất lượng sản vật địa phương, góp phần nâng giá trị hàng hóa thương hiệu Việt; tận dụng tốt lao động nhàn rỗi phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân...

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 42 làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động, với khoảng 5.247 hộ tham gia sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động địa phương. Trong đó, có 16 làng nghề đã có sản phẩm đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; 8 làng nghề có sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao; 17 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận theo các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Các cơ sở làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định chủ yếu là loại hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể. Năm 2022, doanh thu của các làng nghề đạt khoảng 618 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề bình quân 3,5 triệu đồng/tháng.

Phát triển làng nghề đã tạo điều kiện các hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục duy trì, phát triển nghề, làng nghề; tận dụng tốt lao động nhàn rỗi phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; bảo tồn sản phẩm nghề, thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”, góp phần quan trọng giữ gìn bảo tồn nét văn hóa địa phương, phục vụ du lịch và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những mặt đạt được thì sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng còn gặp nhiều khó khăn như: hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, chưa đa dạng sản phẩm, thiếu sự liên kết; thị trường chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận; thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lãng phí nguyên liệu, năng suất lao động thấp; thiếu mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đồng bộ; chậm đổi mới; nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền…

Nghệ nhân Làng nghề nón ngựa Phú Gia tỉ mẩn tạo ra sản phẩm.
Nghệ nhân Làng nghề nón ngựa Phú Gia tỉ mẩn tạo ra sản phẩm.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Bình Định chọn làng nghề, làng nghề truyền thống bảo tồn và phát triển. Trong đó, các làng nghề tập trung hỗ trợ phát triển, gồm: Làng nghề rượu Bàu Đá; Làng nghề bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1; Làng nghề trồng hoa Bình Lâm; Làng nghề nón ngựa Phú Gia. Riêng Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp sẽ thực hiện bảo tồn và phát triển.

Giai đoạn 2026 - 2030, Bình Định chọn làng nghề, làng nghề truyền thống bảo tồn và phát triển định hướng theo các tiêu chí. Cụ thể, các làng nghề được lựa chọn để tập trung phát triển là những làng nghề đã được công nhận làng nghề theo các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới; có sản phẩm đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng tạo nên thương hiệu của địa phương; có tiềm năng phát triển gắn với du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương; có đề án phát triển làng nghề của địa phương hoặc của các ngành được phê duyệt.

Các làng nghề được lựa chọn để bảo tồn và phát triển là những làng nghề được hình thành lâu đời tại địa phương; sản phẩm của làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương; làng nghề hiện còn hoạt động nhưng có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, ngành từ tỉnh đến cấp xã và của nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn. Đồng thời, bảo tồn nhằm tiếp tục giữ gìn, duy trì và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề; phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu mỗi địa phương chỉ tập trung lựa chọn từ 1 - 2 làng nghề có tiềm năng phát triển hoặc bảo tồn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn.

Tin cùng chuyên mục

Các gian hàng đến từ nhiều tỉnh/thành phố đa dạng, phong phú sản phẩm.

Gần 300 gian hàng tại Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024

Hội chợ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tới từ 17 tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hội chợ diễn ra từ ngày 9-15/12, tại quảng trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đọc thêm

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'
(PLVN) - Trong hành trình gần 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh đã khẳng định vị thế và uy tín vững chắc trên thị trường nội địa. Nhờ ứng dụng các công nghệ đột phá trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăn, drap, gối và nệm, công ty không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn mang đến sự hài lòng tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam.

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.

Giữ 'hồn' để thương hiệu bưởi Đoan Hùng vang xa

Trong vườn của gia đình ông Nguyễn Minh Mạch, cây bưởi lâu đời nhất có tuổi lên đến hơn 30 năm.

(PLVN) - Tự hào vì bưởi Đoan Hùng, đặc biệt là bưởi Sửu "vang danh" nhờ mùi thơm và vị ngon đặc biệt, suốt nhiều năm qua, người dân đất Tổ luôn cố gắng giữ gìn và phát triển sản vật mà tổ tiên để lại. Bưởi Đoan Hùng đã được dán tem, nhãn mác mang chỉ dẫn địa lý đưa ra tiêu thụ trên thị trường cả nước...

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.
(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay
(PLVN) - Sáng 29/11, tại TP Biên Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay.

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai
(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Khởi nghiệp từ phòng trọ 20m2: Đồ chơi gỗ Made in Vietnam "làm mưa làm gió" trên thị trường nội địa

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -   Từ những ý tưởng bắt đầu từ phòng trọ 20m2, hai chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển thành công các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em mang thương hiệu "Made in Vietnam". Những món đồ chơi gỗ truyền thống như ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, được nhiều gia đình Việt tin dùng.

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.