Biệt đội SOS và những đêm Sài Gòn không ngủ

Biệt đội SOS Sài Gòn.
Biệt đội SOS Sài Gòn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sài Gòn mỗi đêm, khi mà vào cái giờ mà mọi người đang dần chìm vào giấc ngủ. Thì ở một nơi nào đó lại có những “hiệp sĩ” không ngủ, không quản mệt mỏi thực hiện nhiệm vụ cứu trợ mỗi đêm. Đó chính là các thành viên trong Biệt đội SOS Sài Gòn, đã gần 4 năm nay họ vẫn cứ lặng thầm làm những công việc không tên…

Những người “làm chuyện bao đồng”

Sài Gòn, thành phố sầm uất, đông vui nhưng luôn bận rộn. Nơi đất rộng người đông, nơi mà có biết bao nhiêu con người lập nghiệp xa phương. Đông đúc là vậy, bận rộn là vậy nhưng Sài Gòn luôn đem đến cho người ta sự ấm áp, gần gũi, quen thuộc như đang ở nhà vậy. Có lẽ sự ấm áp, tử tế đó xuất phát từ cái tình, từ sự hiếu khách của người dân nơi đây. Và dưới đây là một trong những ví dụ về sự tử tế mà Sài Gòn vốn có. 

22h tối, khi mà mọi nhà đang chuẩn bị đi ngủ, phố xá cũng vắng dần, bóng người thưa thớt. Có một cô gái đang hì hục dắt xe, lê từng bước trên con đường Hoàng Diệu (Q.4), cô đã dắt xe được một đoạn đường dài những không thấy bóng dáng hàng sửa xe nào. Thì bỗng từ phía sau, có một vài người tiến lên ngỏ ý muốn hỗ trợ cô. Ngay khi được cô đồng ý, họ nhanh chóng lấy “đồ nghề” đem sẵn như: ruột xe, ống bơm... ra để vá. 

Hơn 5 phút, xe được vá xong. Cô gái vui mừng cảm ơn rối rít, rồi mở ví lấy tiền trả công. Nhưng họ chỉ lắc đầu cười và bảo: “Không lấy tiền em ơi. Nhóm SOS Sài Gòn giúp đỡ mọi người miễn phí. Mai mốt em có gặp sự cố nào trên đường vào buổi đêm, nhớ gọi nhóm anh để được giúp đỡ nghen.” Cô gái ấy tỏ vẻ bất ngờ và cảm ơn rối rít những “hiệp sĩ” vừa ra tay giúp đỡ mình. “Em dắt xe gần 2 km, tìm kiếm tiệm sửa xe trong tuyệt vọng. May được họ giúp đỡ”, cô chia sẻ.

Họ ở đây chính là những chàng trai Sài Gòn ban ngày tất bật với muôn vàn công việc, nhưng đêm về vẫn dành thời gian để vòng quanh thành phố giúp đỡ những ai gặp sự cố giao thông. Khi nói về công việc ý nghĩa của mình, các anh luôn cười xuề xoà: “Chuyện nhỏ xíu thôi, ai cũng làm được ấy mà.” Đó chính là những thành viên của Biệt đội SOS Sài Gòn - Đội hình chuyên hỗ trợ những trường hợp sửa chữa xe miễn phí cho người dân Sài Gòn vào buổi tối. 

Cứ 21h tối, đến giờ nghỉ ngơi của mọi người thì cũng là lúc những thành viên trong đội SOS Sài Gòn lại lên xe dạo khắp mọi nẻo đường. Xuất phát từ ngã tư An Sương (Q.12) nhóm bắt đầu di chuyển theo QL1A hướng về Q.Thủ Đức. Sau đó đi ngược về ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), tiếp tục chạy đến đại lộ Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp. Vừa chạy xe, các thành viên vừa rảo mắt nhìn, “Biết đâu đó có những trường hợp cần giúp đỡ”, anh Tuấn Sang (34 tuổi, đội trưởng) cho biết.

Ý tưởng thành lập của Đội được anh Tuấn Sang và Văn Sắc (29 tuổi) lấy cảm hứng từ Đội cứu hộ 117 ở Đồng Nai. Biến ý tưởng thành hiện thực, vào tháng 3/2017, đội chính thức được thành lập với 30 thành viên và mang tên SOS Sài Gòn. Tiêu chí của họ chính là “Làm mọi việc bằng cả cái tâm”.

Nhiệm vụ của Đội chú trọng vào công việc sửa chữa xe cộ miễn phí cho những trường hợp gặp sự cố trên đường vào buổi tối, đồng thời điều tiết giao thông trong trường hợp bị ách tắc. Bên cạnh đó các tình nguyện viên bên đội còn phân nhau túc trực trên nhiều tuyến đường để kịp thời sơ cứu và đưa người bị tai nạn trong đêm đi cấp cứu. 

Những thành viên trong đội có cả nam lẫn nữ, đến từ rất nhiều ngành nghề khác nhau. Có người làm giám đốc, có người làm giáo viên, sinh viên, hướng dẫn viên du lịch,… Khác nhau về giới tính, tuổi tác, công việc nhưng mỗi thành viên đến với nhóm đều mang trong mình tinh thần muốn giúp đỡ mọi người. Cho dù mỗi ngày họ đều phải đối mặt với công việc bận rộn, áp lực học hành,… thế nhưng cứ đến 21h các đêm thứ hai, tư, sáu và chủ nhật, cả nhóm lại hẹn nhau ở ngã tư An Sương, để bắt đầu hành trình “làm chuyện bao đồng” như nhiều người từng nhận xét về nhóm.

Những thành viên trong đội, họ đều tự học cách sửa chữa xe từ những bước đầu, dù không chuyên nghiệp nhưng họ luôn nỗ lực từng ngày để hoàn thiện kỹ năng với mong muốn giúp cho càng nhiều trường hợp càng tốt. Thế mới thấy, dù không phải dân sửa chữa chuyên nghiệp, nhưng họ luôn sẵn sàng xắn tay áo lên giúp đỡ những người đi đường. 

Cho đến nay, đội đã hoạt động được gần 4 năm, với tinh thần hoàn toàn tự nguyện và không màng lợi ích gì. Các thành viên trong đội luôn cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi của bản thân để thực hiện công việc ý nghĩa này. Trong suốt thời gian qua, không đếm xuể biết bao trường hợp người dân ở Sài Gòn được cứu hộ, sửa chữa xe và đưa vào viện kịp thời, giúp giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc.

Người ta vẫn thường hay nói “Người Sài Gòn tánh kỳ”, có lẽ là thế thật. Bởi chỉ có những người “tánh kỳ” thì mới không quản mưa giông, mệt mỏi mà đêm nào cũng lao xuống đường thực hiện nhiệm vụ. Nói là nhiệm vụ nhưng lại chẳng ai sai họ, hay bắt họ làm mà chính họ tự nguyện đặt ra những nhiệm vụ đó cho chính mình.

Hình ảnh giúp đỡ người đi đường của Đội.
 Hình ảnh giúp đỡ người đi đường của Đội.

Những kỉ niệm đáng nhớ

Đã trải qua bốn năm với công việc “không tên” này, vui có, buồn có, ý nghĩa cũng có, trải qua biết bao cảm xúc thăng trầm nhưng có lẽ cái cảm giác giúp đỡ được người khác vẫn là hạnh phúc nhất. Bên cạnh đó, cũng không ít lần  gặp được những tình huống không thể nào quên với anh em trong Đội, không phải vì nó vui hay buồn mà là vì “Chúng ta đã từng cùng nhau trải qua những chuyện như vậy”.

Anh Sắc kể lại: “Thời gian đầu mới đi làm công việc này tụi mình thường bị người dân từ chối nhận giúp đỡ, đôi khi là nặng lời. Vì đa số mọi người đều sợ bị lừa, họ không tin rằng thời buổi này có những người đi làm không công vào lúc đêm hôm như vậy. Nhưng tụi mình vẫn cố gắng thuyết phục, vì nếu bỏ đi thì mọi người sẽ nghĩ đội SOS là đám lừa đảo thật”.

Cũng có những lần khi Đội đang giúp đỡ một ca gặp nạn ở Q.Tân Bình thì lại nhận được điện thoại cứu trợ từ Q.7. Nhưng do lực lượng ít người và khoảng cách quá xa không qua được. Liền ngay lập tức bị chửi té tát: “Lập đội SOS ra làm cái gì mà gặp chuyện không qua giúp.” Nghe thấy những câu như vậy, Đội rất buồn và áy náy bởi Đội không muốn phải từ chối lời trợ giúp của ai cả nhưng sức Đội có hạn nên không thể làm khác. 

“Đôi lúc nghe những lời nói nặng lời anh em cũng thấy nản, thành viên trong đội cũng giảm dần hiện tại cũng chỉ còn 15- 20 thành viên còn hoạt động. Nhưng dù đội chỉ còn một, hai người thì vẫn không từ bỏ công việc này”, anh Sang chia sẻ. 

Đặc biệt có lần, khi thấy có người ngã xe trên đường ở Q.Thủ Đức, cả Đội vội vàng chạy đến để sơ cứu. Đang cố gắng băng bó cho nạn nhân thì các thành viên bất ngờ bị những cú đấm đá túi bụi, cái tát như “trời giáng”. “Hóa ra đó là người nhà của nạn nhân. Họ tưởng chúng mình gây tai nạn nên nhào vô đánh. Sau khi giải thích họ mới ngừng tay và chuyển sang... xin lỗi, cảm ơn”, anh Sang nhớ lại.

Một kỷ niệm khác, khi thấy một nạn nhân bị tai nạn giao thông trên QL1A, cả nhóm tức tốc đưa nạn nhân vào Bệnh viện Q.12 để cấp cứu. Các thành viên thay nhau làm giấy tờ, thủ tục giúp nạn nhân. “Thế nhưng tụi mình cũng bị người nhà nạn nhân đánh. Chẳng cần biết chúng tôi là ai, họ nhào vô đánh trước. Thế là phải kể lại, giải thích đủ điều họ mới ngưng tay. Khi đó thì đứa nào cũng đã bị bầm dập”, Hữu Tiến (thành viên trong đội) cười, nhớ lại.

Bị đánh, bị mắng chửi là vậy, nhưng anh em trong đội không hề để bụng những chuyện đó. Đối với họ giúp được người là vui rồi, còn những chuyện khác họ không để tâm. Với ý nghĩa cao cả hơn, họ cũng mong muốn rằng từ những việc họ làm, dù là nhỏ bé, dù là như “muối bỏ bể” nhưng sẽ phần nào lan tỏa thông điệp mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, để xã hội bớt đi sự vô cảm. Bởi cuộc sống này chẳng ai biết trước được chuyện gì, những biến cố có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đó chính là những gì mà Đội muốn lan tỏa bằng chính hành động của mình.

Và cứ như thế, suốt bốn năm qua, trên khắp những nẻo đường có hình bóng của các “hiệp sĩ” trong Biệt đội SOS Sài Gòn, làm những công việc “không tên” nhưng lại mang ý nghĩa tốt đẹp với cuộc sống này. Họ không mưu cầu tiền tài hay danh vọng mà chỉ đơn giản giúp đỡ người khác với một trái tim đầy thương yêu.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.