Bị phụ bạc, vẫn chia tài sản cho gã “phi công” đào mỏ

Bị phụ bạc, vẫn chia tài sản cho gã “phi công” đào mỏ
(PLO) -Đến giờ nghĩ lại, mấy chị em Hà vẫn không thể lý giải nổi vì sao mẹ cô bị cha dượng hành hạ, ngược đãi suốt cả quãng thời gian dài như vậy mà bà vẫn lụy tình, một lòng yêu thương ông ta. Khi mất đi, bà vẫn di chúc để lại cho "phi công trẻ" của mình một phần lớn di sản...

Đau vì một chữ Tình
Mẹ của Hà (22 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) vốn là một phụ nữ đẹp, nhưng bà phải đi hai lần đò mà vẫn không cập bến bờ hạnh phúc. Cha mẹ cô lấy nhau từ nghèo khổ, nghèo quá nên khi hai chị em Hà mới 5-6 tuổi cha cô đã chấp nhận xa vợ con đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền gây dựng tương lai. 
Hơn chục năm lăn lộn xứ người, nhờ chịu khó làm ăn mà cha cô dành dụm gửi về cho mẹ con cô được khối tài sản tương đối lớn, xây nhà cửa, sắm sanh đồ đạc đầy đủ, nuôi chị em Hà học hành.
Ngày cha trở về, những tưởng gia đình sẽ được hạnh phúc sum vầy. Ai ngờ cũng là ngày tổ ấm chia đôi ngả khi ông thú nhận đã tìm được người vợ mới trong quãng thời gian tha hương ở xứ người. Nay ông trở về là để giải quyết dứt điểm cuộc hôn nhân với mẹ Hà, ông tình nguyện để lại mọi tài sản cho vợ con để sang “bên đó” với người ta. 
Mẹ của Hà chết lặng đi khi nghe chồng thú nhận việc ngoại tình, bà cầm bút ký vào đơn ly hôn mà tâm trạng như người mất hồn. Đến khi cha đi rồi, người phụ nữ hết lòng vì chồng con mới òa khóc đau đớn. 
Bà nói không cần những thứ tài sản, tiền bạc mà chồng mang về cho mấy mẹ con, bà sẵn sàng chấp nhận cuộc sống nghèo khổ để có được gia đình hạnh phúc như xưa. Nhưng tất cả đã quá muộn.
Ba năm sau ngày bị chồng bỏ, mẹ Hà về lên xe hoa với một người đàn ông kém mình 4 tuổi, còn trai tân. Biết chuyện, anh em họ hàng phản đối kịch liệt vì cho rằng người đàn ông đó đến với mẹ cô không phải vì tình yêu mà chỉ muốn lợi dụng.
Sau ngày cưới, cha dượng dọn về ở hẳn với mẹ con Hà. Gia đình bên nội của Hà cũng phản đối vì cho rằng tài sản đó là mồ hôi nước mắt của người cha dành cho các con, nên không cho phép mẹ “rước giai” về ở. 
Bản thân chị em Hà dù rất thương mẹ nhưng cũng không đồng tình cho cho dượng ở cùng. Tuy nhiên, khi cha của Hà biết chuyện thì ông đã có cách cư xử hết sức rộng lượng là khuyên chị em cô hãy chiều theo ý mẹ. 
“Nếu hai chị em không thích ở cùng, cha sẽ gửi tiền mua cho hai chị em một căn hộ tập thể ra ở riêng, nhường căn nhà cũ cho mẹ. Cha có lỗi với mẹ các con, vậy coi như chuộc lỗi với mẹ các con bằng căn nhà đó, tài sản đó, các con đừng làm cho mẹ thêm buồn. 
Đời mẹ đã buồn khổ vì cha con mình bấy nhiêu là quá đủ. Giờ đây cha chỉ muốn mẹ con được hạnh phúc, vui vẻ”, cha của Hà nói thế.
Nghe lời cha, chị em Hà đã dọn ra ở riêng trong căn hộ mới cha mua, dành toàn bộ căn nhà ấu thơ làm tổ ấm hạnh phúc cho mẹ và người chồng mới. Nhưng, phần vì quan tâm đến mẹ, phần vì không ưa cha dượng nên chị em cô vẫn để mắt theo dõi cuộc sống riêng của mẹ với người chồng sau. 
Cha dượng làm công ăn lương, ba cọc ba đồng nhưng ỷ thế lấy vợ giàu nên bắt mẹ phải mua ôtô cho ông ta đi làm, hàng ngày phải cung phụng ông ta chẳng khác gì người ở. 
Rồi mẹ Hà sinh thêm em bé khi tuổi đã ngoài 40. “Mẹ già con cọc” nên mẹ cô nuôi con rất vất vả, đứa trẻ đau ốm, bệnh tật nhưng cha dượng chẳng hề quan tâm, ông ta phó mặc cho vợ lo toan kinh tế, cáng đáng mọi việc trong nhà. 
Người nhà biết chuyện ai cũng thương mẹ, thậm chí mấy người chị em ruột đã khuyên mẹ nên ly hôn với người chồng trẻ vô tích sự trước khi quá muộn, nhưng mẹ chỉ lặng im. Hà không hiểu mẹ chịu đựng vì sĩ diện hay vì quá yêu, bị ăn phải "bùa yêu" nên bà mới lụy tình ông ta đến độ cam chịu?
Bị phụ tình, vẫn lo cho "phi công trẻ"
Gần chục năm kể từ ngày lên xe hoa lần thứ hai, sự vất vả khổ ải khiến mẹ Hà già nua như bà lão 60. Người lạ bắt gặp mẹ chăm sóc con nhỏ, họ cứ ngỡ là bà trông cháu. Do con nhỏ ốm yếu nên mẹ Hà phải xin nghỉ việc ở nhà trông con.
Chán bà vợ già, cha dượng còn cặp bồ cùng gái trẻ. Bản thân Hà đã vài lần gặp cha dượng đi cùng các cô gái trẻ còn ít hơn cả tuổi chị em cô vào những chốn ăn chơi. Nếu mẹ Hà dám hé răng phàn nàn chuyện cha dượng cặp bồ, lập tức bị ông ta “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. 
Những chuyện này Hà biết qua hàng xóm, chứ mẹ Hà không dám tâm sự cùng ai. 
Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet 
Có một lần, uất ức thay cho mẹ mình, Hà đã xông đến định bắt quả tang chuyện cha dượng đi với gái và mắng cha dượng ngay trước mặt cô bồ nhí. Hậu quả là lần đó cha dượng về đánh mẹ một trận nhừ tử vì tội “không biết dạy con.” 
Biết được nỗi khổ của mẹ, thỉnh thoảng chị em Hà biếu mẹ chút tiền, ít quà nhưng bà chỉ nhận quà, còn không lấy tiền tiêu. Do quá vất vả về vật chất, khổ ải về tinh thần nên mẹ Hà sinh ra lao lực, rồi lâm bệnh nặng. 
Những ngày mẹ bị bệnh nặng, cha dượng cũng chẳng quan tâm, vẫn không bớt chửi bới hành hạ và đánh đập mẹ. Cha dượng còn bắt mẹ phải bán căn nhà để lấy tiền chữa bệnh, nhưng thực tế ý đồ của ông ta là muốn tẩu tán tài sản vì lo sau này mẹ Hà mất sẽ phải chia thừa kế căn nhà cho chị em Hà. Cũng may mà mẹ Hà tỉnh táo giữ lại ngôi nhà. 
Mãi sau này Hà mới biết, bà giữ lại nhà cũng là vì lo cho cha dượng, vì trong bản di chúc, bà để cho cha dượng và con riêng một nửa ngôi nhà; chị em Hà một nửa. Hà thương mẹ, tôn trọng tâm nguyện của mẹ nhưng uất ức và phẫn nộ cho rằng cha dượng không xứng đáng được hưởng khối tài sản này. 
Tìm đến Luật sư, Hà băn khoăn cho biết cha dượng đã hành hạ ngược đãi mẹ mình như vậy thì liệu có bị truất quyền hưởng di sản hay không? 
Khoản 1 Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy định những người không được quyền hưởng di sản gồm:
-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Đồng thời, khoản 2 Điều 634 Bộ luật này cũng quy định: Những người không được quyền hưởng di sản tại khoản 1 Điều 634 nói trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của họ nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, cha dượng của bạn tuy có hành vi đối xử không tốt với mẹ bạn nhưng vẫn được mẹ bạn để lại di chúc và cho ông ta được hưởng thừa kế phần di sản của mình thì theo quy định tại khoản 2 Điều 634 nói trên.Ý  nguyện của người quá cố vẫn được thực thi, nghĩa là cha dượng của bạn vẫn được hưởng thừa kế.
(Luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bảo Ngọc, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.