Bi kịch tuổi xế chiều

Bi kịch  tuổi xế chiều
(PLO) - Đã ở “bên kia dốc” cuộc đời song cụ ông 80 tuổi vẫn đệ đơn xin tòa cho mình được ly hôn với người vợ đã chung sống với mình gần 40 năm qua. Trong khi đó, người vợ tuổi “xế chiều” buông câu hỏi ngỏ: “Sao lúc còn trẻ, ông giữ tôi, giờ ông về già tôi cũng đã già” khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.

Hạnh phúc không trọn vẹn 

Ở cái tuổi gần đất xa trời, nhưng ông Nguyễn Văn Đức (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Linh (64 tuổi) không được an hưởng tuổi già, sum vầy bên con cháu như bao gia đình hạnh phúc khác. Họ sống mỗi người một nơi dù cùng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) bởi những mâu thuẫn, bất đồng, ông xách valy ra khỏi nhà, sống ly thân với người vợ đầu ấp má kề với mình suốt 35 năm qua. Và sau phán quyết của TAND TP Hà Nội, họ trở thành “hai người xa lạ”, đường ai nấy đi hồi cuối tháng 4 vừa qua.

Cách đây gần 40 năm, ông Đức – một thầy giáo quen biết bà Linh – người phụ nữ xinh xắn, có học thức, con nhà gia giáo. Sau thời gian “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, họ quyết định vượt qua mọi chênh lệch về tuổi tác để đến với nhau bằng tình yêu trân quý. Sau đám cưới, ngày ngày ông tới trường truyền đạt kiến thức, đạo làm người cho học sinh còn người vợ trẻ cũng bắt nhịp trở lại với công việc của mình.

Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, vợ chồng trẻ luôn động viên nhau vượt qua để các con sau này đỡ khổ. Nhưng sau khi kết hôn đã lâu mà bà vẫn không mang thai. Đến bệnh viện kiểm tra, họ nhận được thông báo hai người không thể có con. Dù rất buồn song họ vẫn động viên nhau vượt qua để cuộc sống được vui vẻ. 

Tuy nhiên, cuộc sống có những điều không ai có thể lường trước được, sau hơn chục năm sống trong sự thiếu vắng tiếng cười của con trẻ, bà ngỏ ý muốn nhận con nuôi. Không được ông chấp nhận, bà bí mật nhận và nuôi bên ngoài một cậu bé kháu khỉnh. Khi con trai nuôi được hơn chục tuổi, bà bất chấp tất cả, mang cậu bé đang tuổi ăn, tuổi lớn về nhà sống cùng. Trong thâm tâm người vợ, bà mong muốn khi tiếp xúc, sống cùng nhà, chồng sẽ bỏ qua những ác cảm để hiểu và coi con nuôi như con ruột. Nhưng bà không ngờ khoảng cách giữa hai cha con ngày càng lớn, không cách gì hàn gắn.

Theo lời trình bày của ông lão 80 tuổi, ông không đồng ý cho vợ mang con trai nuôi về ở cùng nhưng bà vẫn cho ở. Mâu thuẫn xảy ra, ông bị con trai nuôi đánh đập, vợ chửi bới… Không phủ nhận lời tố của chồng song bà lão 64 tuổi bảo: “Ông phải như thế nào thì con mới làm thế. Ông đốt giường, đốt chăn chiếu của con”. 

Nỗi lòng người vợ

Bị vợ tố gây sự với con, ông lão 80 tuổi vớt vát bằng việc tố vợ có mong muốn chồng chết trước để chiếm đoạt tài sản. Thấy vậy, người vợ khẳng định không bao giờ có ý nghĩ đó bởi đến thời điểm này, bà vẫn còn tình cảm với chồng. Theo lời người vợ, rất nhiều lần bà đến chỗ ông ở cùng bạn tha thiết xin ông quay về nhưng đều thất bại.

Tiếp lời, bà lão 84 tuổi cho biết hiện căn nhà cấp 4 của họ đã xuống cấp, dột nát nhưng bà vẫn cố sống mà không đồng ý xây nhà mới vì sợ ông gặp chuyện chẳng lành. “Khi ông ấy muốn xây nhà, tôi bảo nhà mình có cái dớp, ông bố xây nhà một năm sau chết, cụ xây cũng vậy nên tôi sợ, không đồng ý. Vậy mà ông nói tôi muốn chồng chết trước để chiếm tài sản, sau đó gọi điện cho người thân bảo cho tôi ra khỏi nhà bằng hai bàn tay trắng”, bà Linh buồn bã nói và cho biết chồng cho rằng bà giữ tiền, không cho xây nhà là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, thực tế tiền vẫn ở trong két cất tại nhà.

Sau khi nghe người vợ trình bày, nói về những tâm sự chất chứa trong lòng cũng như hoàn cảnh hiện tại của hai người, vị thẩm phán trong HĐXX TAND Hà Nội nói Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, đạo lý vợ chồng thì vợ, chồng phải yêu thương, chung thủy, chăm sóc, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho nhau. Đến giờ, ông bà mỗi người ở một nơi, bà xem có phương pháp gì khắc phục việc ông đã mấy chục tuổi rồi để hằn gắn. Người vợ cho biết không có phương pháp gì vì ông không tạo cơ hội cho bà hàn gắn. 

“Khi thấy ông đòi ly hôn, nhiều người nói không còn thuốc chữa lẩm cẩm cho ông nữa rồi. Còn tôi vẫn còn yêu thương ông. Tôi hi vọng về già nương tựa nhau, đằng này lại lôi nhau ra tòa. Tôi là người đàn bà ngu ngốc, biết ông ấy như thế mà vẫn yêu thương. Tôi chỉ muốn nói, sao lúc ông còn trẻ, ông vẫn còn giữ tôi giờ ông về già tôi cũng đã già thì ông lại tẩu tán hết tài sản của hai vợ chồng đi”, bà Linh nghẹn ngào.

Rồi người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ kể lại bức tranh hạnh phúc trước kia của gia đình. Trong những tháng ngày ấy, bức tranh gia đình của họ đầy màu hạnh phúc khi ông ăn xong, con bưng mâm, bà gọt hoa quả, bê nước. Ông tắm xong thì con giặt quần áo... 

Nghe vậy, ông lão 80 tuổi bảo vợ đừng dùng nước mắt, ngoa ngôn nói để lấy lòng. Bởi theo lời ông, bà cư xử với ông không ra gì, hay chửi loạn lên. Ra tòa hôm nay, bà chưa tổng hợp hết những gì bà đối xử với ông… 

Bị chồng “dồn vào đường cùng”, biến mình thành người phụ nữ xấu xa, bà Linh nức nở kể việc ông đối xử tệ với mẹ con bà. Vì không thích con trai nuôi của vợ, ông tìm cách ép bà phải từ con nếu không sẽ ly hôn. “Tôi không muốn từ, nhưng cháu bảo, bố mẹ già rồi mà ra tòa ly hôn người ta cười cho, mẹ không từ con theo yêu cầu của bố, con nghỉ học. Lúc đó, cháu đang học cấp 3. Khi cháu đi học trung cấp y, ông ấy cũng chẳng cho cháu tiền đi học”, người vợ nức nở.

Nhận thấy giữa họ không còn tình cảm, không thể tiếp tục chung sống dưới cùng một mái nhà, sau khi nghị án, TAND Hà Nội đã tuyên 2 người được ly hôn. Nghe phán quyết của tòa, gương mặt ông giãn ra, trong khi người vợ lầm lũi ra về. 

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.