'Bị cáo hoa hậu' mắc bệnh tâm thần hay cố tình trốn tránh nghĩa vụ?

Hoa hậu Quý bà lừng lẫy một thời có biểu hiện bất thường tại phiên phúc thẩm
Hoa hậu Quý bà lừng lẫy một thời có biểu hiện bất thường tại phiên phúc thẩm
(PLO) - Tại phiên tòa, bị cáo Trương Thị Tuyết Nga mắt đờ đẫn, ngồi nghển cổ trông rất ngờ nghệch. Thỉnh thoảng đầu bị cáo lại gật gật rồi lắc lắc, ánh mắt vô hồn. Thậm chí có lúc bị cáo mất bình tĩnh, quay xuống phía khán phòng quát tháo, đòi giết cả người bị hại.

Ngày 29/12, TAND Cấp cao tại TP HCM đưa vụ án Hoa hậu Quý bà 2009 Trương Thị Tuyết Nga ra xét xử phúc thẩm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Tuyết Nga kháng cáo kêu oan, một số người liên quan kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án. 

Hồ sơ vụ án thể hiện, Trương Thị Tuyết Nga (SN 1960, ngụ quận Gò Vấp - từng đạt danh hiệu Hoa hậu Quý bà thành đạt năm 2009). Vào năm 2007 - 2008, Trương Thị Tuyết Nga xin cấp phép đầu tư xây dựng dự án nhà ở cao cấp và trung tâm thương mại tại khu đất rộng 30.000m2 trên địa bàn quận 2. Tuy nhiên, khu đất này nằm trong diện quy hoạch làm ga Thủ Thiêm nên bị cáo không được cấp phép xây dựng, đầu tư như mong muốn của bà Nga. 

Thế nhưng, Hoa hậu Quý bà này vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Dương Mỹ Linh để thu số tiền đặt cọc 3,1 triệu USD. Theo thỏa thuận, giá bán là 1.800 USD/m2, tổng giá trị lô đất giao dịch là 54 triệu USD. Trong hợp đồng chuyển nhượng không mô tả cụ thể vị trí mảnh đất. Khi bị khách hàng thắc mắc, Nga đã trấn an bằng cách khẳng định sẽ có hợp đồng chi tiết khi giao đủ tiền mua đất. 

Sau khi nhận được tiền cọc, Tuyết Nga không thực hiện đúng cam kết như đã hứa với người mua đất trước đó. Bằng một thủ đoạn khác, lợi dụng mối quan hệ quen biết, bị cáo Nga mượn được một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ giấy tờ có được, bà ta làm thủ tục tặng cho con trai mình, sau đó sử dụng các “bìa đỏ” này đi cầm cố ngân hàng để lấy số tiền 131 tỷ đồng thì bị phát hiện. 

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng còn nhận được nhiều đơn tố cáo, khởi kiện của nhiều cá nhân, tổ chức đối với Hoa hậu Quý bà này về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 900 tỷ đồng. Cục Điều tra của VKSNDTC còn quyết định truy tố bị cáo về hành vi đưa hối lộ cho một số cán bộ nhằm thoát tội trong việc lừa đảo chiếm đoạt 3,1 triệu USD...

Trong suốt quá trình xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo một mực khẳng định chỉ nhận 1,5 triệu USD từ bà Dương Mỹ Linh chứ không phải số tiền lên đến 3,1 triệu USD. Hơn nữa, bị cáo cũng khẳng định bà Linh đã không thực hiện đúng việc thanh toán đủ số tiền 54 triệu USD trong thời gian giao hẹn nên mất cọc. Từ đây, việc chuyển nhượng, cầm cố hay ủy quyền cho ai đó một phần trong mảnh đất này bị cáo cho rằng đều hợp pháp. Bị cáo Tuyết Nga cũng khẳng định đã nói rõ cho bà Linh biết về hiện trạng khu đất này trong quá trình thương lượng việc mua bán mảnh đất nói trên.

Về phần mình, bị hại Linh cho rằng bị cáo đã không cho mình biết về việc mảnh đất nói trên nằm trong diện quy hoạch làm ga hầm Thủ Thiêm, cấm mọi hành vi mua bán, sang nhượng và xây dựng. Sau nhiều lần thúc giục bị cáo sang tên nhưng không được hồi đáp, bà Linh đi tìm hiểu thì biết khu đất này đã có Công văn của Sở Tài nguyên – Môi trường không cho phép mua bán, chuyển nhượng và xây dựng. Cho rằng mình bị lừa, bà Linh có đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Nga với cơ quan chức năng.

Đối với trường hợp 2.909m2 đã công chứng chuyển nhượng cho ông Trần Văn Mười, bà Tuyết Nga chiếm đoạt gần 1,5 tỷ đồng, bị cáo cho rằng hoàn toàn không có chuyện mua bán đất và giao nhận tiền với ông Mười. Mảnh đất nói trên bị cáo khai dùng để trả công cho ông Mười vì ông Mười đã giúp bị cáo thu gom đất của người dân phường Bình Khánh, quận 2. 

Ngày 2/4/2008, bị cáo Nga và chồng ủy nhiệm thửa đất nói trên cho ông Mười toàn quyền chuyển nhượng hay ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên, chỉ đúng một ngày sau vợ chồng bị cáo này lại làm giấy ủy nhiệm cho con mình, sau đó dùng giấy tờ này đi vay tiền tại ngân hàng.

Ông Mười cho rằng, sự thật giao dịch số diện tích đất nói trên lên đến 35 tỷ đồng chứ không phải 1,5 tỷ đồng như trong cáo trạng. Việc đưa ra con số 1,5 tỷ đồng chỉ nhằm mục đích gian lận thuế. HĐXX khẳng định đây là giao dịch hợp pháp, thửa đất trên thuộc về ông Mười.

Với hành vi nêu trên, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nga với mức án từ 18 đến 20 năm tù. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ nên HĐXX cấp sơ thẩm chỉ tuyên bị cáo Trương Thị Tuyết Nga 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Về dân sự, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Nga phải trả lại cho bị hại Linh số tiền 3,1 triệu USD mà Nga đã nhận cọc. 

Tại phiên phúc thẩm, đang ngồi trước vành móng ngựa, bỗng dưng bị cáo Nga quay xuống nơi nạn nhân ngồi và hét lên: “Tôi không lừa đảo mà bà Linh nói tôi lừa, tôi sẽ giết bà”. Khi được dẫn giải ra xe về trại, bị cáo Nga còn la hét, khiến nhiều người có mặt đặt ra nhiều vấn đề là liệu bà Nga có thật sự bị tâm thần hay chỉ là đang “diễn” nhằm trốn tránh nghĩa vụ?

Được biết, trước đó người nhà bị cáo Nga vào trại thăm thì thấy bà Nga có biểu hiện ngây ngô, nói lung tung nên đã đề nghị cho bị cáo đi giám định. Tuy nhiên, Bộ Công an có công văn gửi cho những người liên quan cũng như các cơ quan tố tụng nói rõ qua theo dõi camera trong trại giam thời gian dài, xác định bà Nga sinh hoạt bình thường không có biểu hiện tâm thần.

Trong phần thủ tục, các luật sư bào chữa cho bị cáo Nga đề nghị HĐXX cho giám định tâm thần với bị cáo này. Do vắng mặt một số luật sư và người liên quan kháng cáo, để đảm bảo tính khách quan của vụ án, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa và được HĐXX chấp nhận.

Tuy nhiên, HĐXX nhấn mạnh việc hoãn phiên tòa là để triệu tập người liên quan cũng như mời luật sư có mặt tại phiên tòa lần sau, chứ không phải để giám định tâm thần cho bị cáo Tuyết Nga. 

Đọc thêm

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".