Bí ẩn thân thế mộ cổ trong công viên “ma ám” ở Sài Gòn

(PLO) - Độc đáo về kiến trúc, quy mô hoành tráng bậc nhất, khu mộ cổ được xem là kỉ vật hiếm hoi của thời đại còn sót lại. Tương truyền, cặp vợ chồng chủ nhân giàu có, quyền lực đã không tiếc tiền xây lăng mộ bằng hợp chất có thể bảo quản thi thể vĩnh hằng. 
Toàn cảnh mộ cổ ở công viên Tao Đàn.
Toàn cảnh mộ cổ ở công viên Tao Đàn. 
Kỉ vật hiếm hoi của thời đại còn sót lại
Ngày 18/4, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận Khu lăng mộ họ Lâm ở công viên Tao Đàn là di tích cấp thành phố cần được bảo vệ. Lâu nay, mộ cổ này vẫn được xem là công trình độc đáo, tạo nét đặc trưng cho công viên Tao Đàn.
Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Đức Mạnh - Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cùng nhóm khảo cổ đã dày công nghiên cứu, đề xuất khu lăng mộ này trở thành di tích. Theo PGS.TS Phạm Đức Mạnh, đây là ngôi mộ cổ mang kiến trúc khép kín được xây dựng kì công, có cấu trúc lăng song táng, quy mô thuộc dạng lớn nhất ở miền Nam còn lại đến bây giờ. Từ năm 1995, nhận thấy quá trình đô trị hoá diễn ra mạnh mẽ có thể làm biến mất nhiều di sản hiếm, ông Mạnh cùng các cộng sự đã quyết định sưu tầm tư liệu, nghiên cứu về mộ cổ Tao Đàn. 
lPGS.TS Phạm Đức Mạnh cho biết mộ cổ Tao Đàn là “kỉ vật” thời đại hiếm hoi còn sót lại.
lPGS.TS Phạm Đức Mạnh cho biết mộ cổ Tao Đàn là “kỉ vật” thời đại hiếm hoi còn sót lại.
Theo kết quả của Đoàn khảo cổ do PGS.TS Phạm Đức Mạnh dẫn đầu, khu lăng mộ Tao Đàn có quy mô kiến trúc lớn, chiều dài từ bình phong hậu đến trụ cổng ngoài hơn 11m, vị trí rộng nhất hơn 7,5m. Bên ngoài các vòng tường bao vây tạo thành ba cổng vào khu mộ chính. 
Cấu trúc lăng gồm: Tiền sảnh, sân thờ và nhà mộ (tức phần hậu lăng). Nhìn tổng thể, khu lăng mộ họ Lâm thể hiện kiểu kiến trúc của nhà một gian hai chái, mái ngói ống đổ trước–sau theo trục mộ, dọc nóc lăng thể hiện hai khối tượng voi phục châu đầu vào mộ, chính giữa có hình đầu hổ (hổ phù) khá rõ nét.
Thủ thuật “giữ xác vĩnh hằng”
Về chất liệu, mộ cổ họ Lâm được xây dựng bằng ô dước, một loại hợp chất vật liệu xây dựng phổ biến thời bấy giờ. Trước đây ở miền Bắc, loại mộ được xây dựng bằng chất liệu ô dước và lối kiến trúc như lăng mộ nhà họ Lâm là dành cho hoàng tộc, sau đó theo chúa Nguyễn lan truyền vào miền Nam. 
PGS.TS Phạm Đức Mạnh bật mí, mục đích của loại chất liệu ô dước nhằm “giữ xác vĩnh hằng”. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiều thủ thuật ướp xác đã được người xưa áp dụng trong các khu mộ ô dước, đến nay về cơ bản bị thất truyền.
Hai tấm bia chính ghi chép lại thân thế vợ chồng họ Lâm được cho là chủ nhân khu lăng mộ.
Hai tấm bia chính ghi chép lại thân thế vợ chồng họ Lâm được cho là chủ nhân khu lăng mộ.
Lăng mộ nhà họ Lâm được nhận định xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII đến XIX, sau thời Vua Minh Mạng. Vì theo lý giải của ông Mạnh, công trình kì công như vậy chỉ có thể được xây dựng trong thời buổi hoà bình. Đối chiếu lại lịch sử, quãng thời gian trên ở miền Nam khá yên bình. Ngoài ra, cũng có tư liệu cho rằng khu mộ được xây dựng vào năm 1895.
Nhà khảo cổ Phạm Đức Mạnh cho biết: Căn cứ tìm hiểu khu lăng mộ là văn bia và nhiều nguồn khác như lời truyền tụng, thông tin từ những người được cho là hậu duệ họ Lâm. Tuy nhiên để có thông tin chính xác cần phải khai quật khu lăng mộ, mà điều này đến nay chưa được tiến hành. 
Bí ẩn thân thế chủ nhân quyền lực 
Về thân phận người an nghỉ dưới khu lăng mộ, như tên gọi mộ cổ họ Lâm lâu nay, PGS.TS Nguyễn Đức Mạnh cho biết: Căn cứ hoa văn, lối kiến trúc có thể đoán biết lăng mộ thuộc về người có quyền lực thời sinh tiền. Trên hai tấm đá vẫn còn hai dòng Hán văn ghi nội dung chi tiết. Bia tả (bia nằm bên trái nhìn từ cổng vào) ghi chữ “Đại Nam”, là quốc hiệu nước ta từ năm 1938, thời Vua Minh Mạng, tiếp theo là “Hiển khảo trọng giang (?) Ất Mùi (vị) (?) thu quyên (?) chủ húy tự trường Lâm Tam Lang chi mộ”; tạm dịch nghĩa là: “Mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia”. Còn dòng Hán văn ghi trên bia hữu tạm dịch là: “Mộ mẹ…. vợ nhà họ Lâm”.
PGT.TS Phạm Đức Mạnh cho biết, căn cứ vào cứ liệu trên bia mộ cũng như tư liệu dân gian (thông tin từ những bậc hậu duệ của người an nghỉ dưới mộ), đây là mộ phần ông Lâm Tam Lang, tự “Nguyên thất”. Ông là người gốc Quảng Đông di cư sang Việt Nam sinh sống, trở thành người Việt gốc Hoa, mất vào mùa thu Ất Mão (1795), còn bà vợ tên là Mai Thị Xã. 
Dòng họ Lâm là dòng họ phổ biến hồi thế kỉ XVII ở Trung Hoa, sống tập trung ở Phúc Kiến và Đài Loan. Đây cũng là dòng họ phổ biến vào thế kỉ XIX ở Nhật Bản và đã xuất hiện ở Việt Nam. Tương truyền, hậu duệ đời thứ tư của ông Lâm Tam Lang là cụ Lâm Quang Ky – Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo lẫy lừng. 
Hậu duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao, là nhạc sỹ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra chính xác nhất thân thế những người an nghỉ dưới mộ cổ, giúp mọi người có cái nhìn sâu rộng hơn về một di tích thuộc hàng độc đáo”./.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.