Kỳ bí ngôi mộ có ụ mối hình đầu người "mọc" râu, tóc”

Kỳ bí ngôi mộ có ụ mối hình đầu người "mọc" râu, tóc”
(PLO) - Câu chuyện ụ mối hình đầu người xuất hiện trên ngôi mộ ở thôn Phú Sơn Nam (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) từng gây xôn xao dư luận Đà Nẵng và các địa phương lân cận từ giữa năm 2012. Hơn 1 năm trôi qua, ụ mối nhiều lần bị mưa gió bão tố bào xóa, thậm chí cây ngã đổ đè lên hư hỏng, nhưng vẫn từ từ mọc trở lại với đầy đủ hình thù giống mắt, mũi, tai, miệng, râu tóc của một cụ già.

Kỳ lạ ụ mối hình đầu người trên mộ

Theo thông tin ghi lại trên bia đá, ngôi mộ này của ông Nguyễn Hữu Cổ, được chôn hàng chục năm về trước. Về sau, chính quyền phân chia đất đai, mộ mặc nhiên nằm thuộc về phần đất vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Tánh (còn gọi bà Hai Tánh, SN 1937, thôn Phú Sơn Nam) và bị lọt thỏm giữa những tán keo xanh ngút ngàn được chủ đất trồng lên.
Vào khoảng thời gian giữa năm 2012 đến nay, bỗng nhiên trên phần đầu ngôi mộ bỗng xuất hiện một ụ đất (sau này được xác định ụ mối). Ban đầu đó chỉ là một nắm đất nhỏ không ai để ý. Dần dần, ụ mối phình to và có hình thù một khuôn mặt người với đầy đủ cả mắt, mũi, miệng, tai.
Xung quanh ụ mối còn được điểm bởi một số cỏ rác, “mô phỏng” bộ râu khiến ụ mối không khác gì khuôn mặt một ông già. Sau 5 lần 7 lượt ụ mối bị xóa do mưa nhưng vẫn tự mọc lại với hình dáng khuôn mặt như cũ.
Hình đầu người của ụ mối
 Hình đầu người của ụ mối
“Lúc đầu nhìn thấy, tui điếng người chết lặng đến vài giây. Kể cả bây giờ, khi đứng một mình quan sát, tôi vẫn cảm thấy gợn gợn. Mà ai ở đây cũng đều có tâm trạng giống như tôi và đều bất ngờ cả”, một người dân sống cạnh ngôi mộ thuật lại.
Lúc mới xuất hiện, nhiều tháng liền, dòng người nghe tin từ khắp nơi lũ lượt kéo về để xem, cùng bàn tán rồi dùng điện thoại chụp lại hình mặt người, khiến tình hình an ninh trên địa bàn trở nên phức tạp. Những lời đồn thổi cũng được một số người thêu dệt thành những câu chuyện “thần thánh hiển linh”, “hồn ma ông Cổ hiện về báo ứng”… có thể sẽ mang đến tai ương cho bà con trong dòng họ ông Cổ hoặc ngôi làng nếu không làm lễ cúng….
Cũng chính vì vậy, chính quyền xã Hòa Khương, thôn Phú Sơn Nam phải huy động nhiều lực lượng khác nhau túc trực quanh ngôi mộ, nhằm ngăn chặn một số kẻ lợi dụng tung tin đồn nhảm, gây mê tín dị đoan. Chính quyền cũng đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền để người dân hiểu đây hoàn toàn là một ụ mối tự nhiên chứ không phải thần thánh hiện hình lên.
Để tiếp tục trấn an dư luận, lực lượng chức nặng địa phương cũng đã đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, rằng rất có thể trước đó, nhiều trẻ em gần khu vực tinh nghịch khi phát hiện ụ mối, đã dùng một số vật dụng khác để tô điểm lên cho giống hình mặt người. Sau đó tin đồn thất thiệt bung ra, một đồn mười, mười đồn trăm, khiến sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Đứa trẻ nghịch dại bị tổ mối “báo oán”?
Dù gây sự tò mò xen lẫn lo sợ đối với người dân từ khi mới xuất hiện, nhưng theo thời gian, ụ mối cũng dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, một đứa trẻ bỗng dưng chọc mắt mũi phá ụ mối đổ bệnh. Bỗng chốc ụ mối  “nóng” trở lại. Kèm theo đó, nhiều chuyện kỳ lạ cũng được người dân lôi ra thêu dệt, truyền tụng tiếp.
Bà Tánh kể, nhiều lần hư rồi "mọc", đến giữa năm 2013 này, ụ mối đã rõ dáng khuôn mặt người già với đầy đủ các bộ phận. Do đã quá quen thuộc, nhà lại ở ngay sát bên cạnh nên hằng ngày bà Tánh vẫn vạch đám keo để vào thắp nhang cho ngôi mộ.
Bà Tánh cho biết cháu từng “trả giá” vì chọc “mắt mũi” ụ mối
Bà Tánh cho biết cháu từng “trả giá” vì chọc “mắt mũi” ụ mối
Riêng ụ mối, dù không nói ra nhưng ai cũng xem như “bất khả xâm phạm”, nên bà cũng không đụng vào dù phủi một hạt cát. Khoảng thời gian này, đứa cháu trai 17 tuổi của bà, trong một lần về chơi, được ngoại dẫn cho xem ụ mối. Có lẽ vì sự tinh nghịch của tuổi mới lớn, đứa cháu mới lấy cây chọc phá hỏng hết những bộ phận được cho giống với mắt, tai, mũi... trên ụ mối. Bà Tánh cũng không hay biết điều này.
Bất ngờ sau mấy ngày ở chơi, đến khi về lại nhà, đứa cháu bỗng than đau nhức ở các bộ phận trên khuôn mặt. Thấy vậy, gia đình mới đưa đi bệnh viện chữa trị.
Nhưng lạ, khi tiến hành thăm khám, cháu trai bà Tánh tự nhiên lại hết đau, bác sĩ cũng chịu, không "bắt" được bệnh gì trong người cậu thanh niên khỏe mạnh này. Song cứ về nhà là đứa cháu bà Tánh lại đau nhức như cũ, rên la thống thiết.
Gia đình bà Tánh bắt đầu căn vặn đứa cháu đủ điều, mới biết được cháu mình từng “đụng” đến ụ mối hình mặt người trên ngôi mộ. Khi đi kiểm tra thực hư, bà và những người thân đều điếng hồn bởi sự “lỡ dại” của con cháu họ.
Gia đình soạn mâm lễ với đầy đủ lễ vật để cúng tạ lỗi, “xin” “người bề trên” bỏ qua đừng “bắt” tội con cháu họ… Điều ngẫu nhiên là sau lần cúng trên, đứa cháu bà Tánh khỏi bệnh thật. Từ đó người nhà bà Tánh lại càng “sợ” cái tổ mối.
Gia tộc phát đạt nhờ ụ mối trên ngôi mộ ông cụ?
Bà Tánh cho biết, trước đây ông Cổ không có vợ con, chỉ ở vậy tại thôn Phú Sơn Nam cho đến già rồi chết. Những người thân đã an táng và đắp mộ cho ông Cổ bằng đất bằng. Về sau, gia đình ông Cổ cũng phân tán đi làm ăn tứ xứ. Hiện ngoài bà, chỉ còn lại gia đình một người cháu sinh sống ở thôn Phú Sơn Nam.
Cách đây khoảng 5 năm, những người thân các nơi mới tìm về, tiến hành xây dựng mộ lại bằng xi măng. Hằng năm cứ đến ngày giỗ của ông, ngày Tết, người dân quanh ngôi mộ vẫn thấy mộ ông được dọn cỏ sạch sẽ, thắp nhang. Đặc biệt, thời gian sau khi có ụ mối xuất hiện, nhiều người nghe nói, dòng họ bên ông Cổ ở các nơi, bỗng chốc làm ăn khấm khá.
Để rõ thực hư, theo chỉ dẫn, khách tìm đến gia đình cháu của người dưới mộ. Tiếp chuyện, anh Nguyễn Hồng Sơn (1957, cháu ông Cổ) cho biết, anh có nghe bà con trong dòng họ nói lại, rằng trước đây đã có một lần ngẫu nhiên, các con cháu xa, gần của cụ cố Cổ (anh Sơn gọi bằng cụ cố) đều nằm mơ thấy cụ về gọi tên từng người.
Toàn cảnh ngôi mộ
 Toàn cảnh ngôi mộ
Một lúc lâu cụ lại khóc lóc nài nỉ: “Tụi bay cho tau xin ngôi nhà. Nằm miết như ri lạnh quá. Tau đền ơn lại cho”. Vì lẽ đó, mọi người mới bàn tính  tích cóp tiền của để xây lại ngôi mộ cho cụ cố.
Có điều lạ, không biết có phải vì xây “ngôi nhà” lại cho cụ Cổ, mà thời gian về sau này, con cháu của cụ đi làm ăn các nơi đều khấm khá lên trông thấy. Tuy nhiên, lúc này mọi người cũng chưa chú ý lắm vì cho rằng, “gặp thời thế” thì kiếm ra tiền, chứ hoàn toàn không nghĩ được cụ Cổ “phù hộ”.
Nhưng từ khi ụ mối hình thành, nhiều thành viên trong dòng họ ngẫm nghĩ và cho rằng ngôi mộ cụ Cổ lúc an táng đã ngẫu nhiên rơi thế đất “phong thuỷ đẹp”, nằm ngoài dự tính của con cháu. Lúc ụ mối đùn lên, báo tín hiệu mộ được “thiên táng”.
“Tuy nhiên, nghe cũng chỉ một phần, chứ chúng tôi và hầu hết người dân ở thôn Phú Sơn Nam đều không phải mê tín mà tin hoàn toàn. Chỉ có điều, ụ mối hiện tại không làm ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh, vì thế, con cháu cũng không đụng vào mà để mặc cho tự nhiên.
Còn chuyện bệnh tật của cháu bà Tánh, chỉ là ngẫu nhiên, qua đó cũng “răn” cho đám thanh niên bớt nghịch ngợm, phá phách”, cháu của người dưới ngôi mộ “phong thủy tốt” nhận định.

Đọc thêm

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam
(PLVN) - Chính thức ra rạp từ ngày 7/6 cùng các suất chiếu đặc biệt từ tối 6/6, “Gia tài của ngoại” (How to Make Millions Before Grandma Dies) đã gây cơn sốt lớn tại rạp Việt, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam.