Tái hiện lại thời kỳ đã mất
Trên tấm hải đồ vẽ năm 1502, tại vùng sa mạc Sahara rộng lớn nhất thế giới, khô cằn nhất, lại đánh dấu những đầm hồ, sông ngòi và thành phố, chứng tỏ nơi đó là một châu lục rộng lớn và đất đai phì nhiêu. Phải chăng, bản đồ này vẽ sai?
Thế nhưng, nghiên cứu của các nhà khoa học lại chứng minh rằng, khoảng 4.000 năm trước công nguyên, Sahara đúng là vùng khí hậu ẩm ướt, sông ngời và hồ đầm dày đặc, cây cối rạm rạp dân cư đông đúc, kinh tế phát đạt. Do khí hậu thay đổi và sự phá hoại môi trường của con người, nên cuối cùng đầm ao đã biến thành biển cát.
Thực ra, những bản đồ cổ như vậy không hề hiếm. Đến nay, người ta đã thu thập được bản đồ Nam Cực cổ đại của Piri Reis. Ông là thượng tướng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, năm xưa đã từng là cướp biển. Năm 1513, ông đã vẽ bản đồ Nam Cực trên giấy da dê mà cho đến nay người ta vẫn phải thán phục.
Trong lời giới thiệu bản đồ ông nói rằng, đã tham khảo tối 20 tấm hải đồ, trong đó có 8 bức là bản đồ cổ được vẽ từ trước Công nguyên để lại. Bản đồ của Piri Reis vẫn đươc lưu giữ trong thư viện cung điện Topkapi ở Istanbul. Ngoài ra, tại thư viện Beclin, người ta cũng tìm thấy cuốn sách vẽ bản đồ Đại Trung Hải và các vùng khác, trong đó cũng có tên của Piri Reis.
Năm 1956, bản đồ Nam Cực của Piri Reis đã được đưa tới Mỹ cho chuyên gia đồ hoạ Alanton Molori giám định. Molori vô cùng kinh ngạc khi nhận thấy, trên tấm bản đồ được vẽ từ hơn 400 năm trước, đặc trưng của địa hình châu Nam Cực giống y như cùng một bản in ra với bản đồ địa hình châu Nam Cực được trắc đạc và xác định năm 1949.
Tấm bản đồ cổ đại cổ đại của Piri Reis. |
Không những thế, Piri Reis còn được coi là người đầu tiên vẽ bản đồ châu Nam Cực. Bởi vì khi Piri Reis ở vào thời kỳ văn hóa châu Âu Phục Hưng, thì các học giả khác vẫn đang ở vào thời kỳ suy đoán và tranh luận về sự tồn tại của châu lục đó. Đối với họ, lúc đó Nam Cực vẫn chưa được phát hiện.
Cho mãi đến trước năm 1820 vẫn chưa ai có thể vẽ được vị trí của châu Nam Cực trên bản đồ. Vậy mà Piri Reis trước đó 300 năm đã vẽ ra được tấm bản đồ Nam Cực mà mãi đến giữ thế kỷ XX người ta mới vẽ được.
Tấm bản đồ châu Nam Cực cổ đại của Piri Reis
Về sau bản đồ của Piri Reis vẽ con được nhiều chuyên gia nổi tiếng của Mỹ nghiên cứu tỉ mỉ và giám định cẩn thận. Các học giả cho rằng, độ chính xác của tập bản đồ này đạt đến trình độ rất cao. Bờ biển và địa hình trong châu Nam cực dưới lớp băng, được thể hiện trong bản đồ này hoàn toàn phù hợp với tư liệu ngày nay được đo đạc và tính toán bằng máy phát sóng âm thanh và các máy móc thiết bị hiện đại khác.
Những dãy núi băng và đỉnh núi cao đều được đánh dấu chính xác. Ngoài ra, một số nơi ngày nay người ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thăm giò xác định, thì trên tấm bản đồ cũng được vẽ rất rõ ràng và tỉ mỉ. Ví dụ trên bản đồ có vẽ một dãy núi ở Nam Cực mà mãi đến tận thập niên 50 của thế kỷ XX người ta mới xác định được.
Còn những dòng sông ở châu Nam Cựu được vẽ trên bản đồ cổ, đã có những học giả từng nghi ngờ rằng: Tại sao nơi nổi tiếng là châu lục băng tuyết lạnh lẽo như vậy làm gì có nước mà lại có cả sông ngòi? Nhưng theo báo cáo thăm dò vùng biển Roxo ngay bên bờ châu Nam Cực, được các nhà địa chất hải dương đưa ra vào năm 1949 thì mới hiểu rõ. Tầng đá đọng lại ở đáy biển nơi đó là do các sông ở châu Nam Cực đưa đá từ trên lục địa cuốn xuống lâu ngày tích lại mà có.
Những đá đó được các sông cuốn xuống từ hàng vạn năm. Muộn nhất cũng phải 6.000 năm về trước. Còn nghiên cứu của các chuyên gia lịch sử địa chất thì chứng tỏ châu Nam Cực lúc bấy giờ, trước khi bị băng hà bao phủ là thời kì ôn đới, sông ngòi chằng chịt, cây cối rậm rạp tốt tươi, tràn trề sinh khí.
Các nhà khoa học phát hiện thêm rằng, những tấm bản đồ của Piri Reis rất giống những bức ảnh chụp Trái Đất do vệ tinh nhân tạo thực hiện. Sau khi được đánh dấu để chụp ảnh, bản đồ Nam Cực cổ đại, so với bản đồ mà không quân Mỹ vẽ bằng cự ly tương ứng, lấy Cairô làm trung tâm để chụp ảnh thì chúng hoàn toàn giống nhau.
Ngoài bản đồ của Piri Reis, các nhà khoa học còn thu thập và nghiên cứu bản đồ của Boco và các bản đồ khác và từ đó đã thu hoạch được những phát hiện và gợi ý mới. Bản đồ Boco được vẽ vào năm 1733. Theo bản đồ đó, Châu lục Nam Cực không phải là một khối hoàn chỉnh mà là hai đảo lớn bị biển bao bọc xung quanh. Tính chân thực của bản đồ đó bị người ta nghi ngờ mãi. Cho đến năm 1968 là năm Vật lý địa cầu, qua bao cố gắng nghiên cứu vất vả, nó mới được các nhà khoa học xác nhận.
Bản đồ thế giới của Boco phản ánh một cách hoàn toàn chuẩn xác hình ảnh của châu Nam Cực trước khi bị băng hà bao phủ. Bản đồ đó và bản đồ của Piri Reis đều ghi lại được diện mạo của biển và lục địa châu Nam Cực vào những thời kỳ khác nhau trước khi bị băng hà che phủ.
Các nhà nghiên cứu càng ý thức rằng, giải đáp được bí mật bản đồ châu Nam Cực có thể làm thay đổi quan điểm lịch sử văn minh nhân loại hiện có ngày nay. Những bản đồ cổ mà đại diện là bản đồ Nam Cực của Piri Reis đều có chung đặc trưng là đánh dấu hiệu rất chuẩn xác và sự nhận thức về kinh độ rất tốt. Hơn nữa lại đã sử dụng được thiết bị trắc lượng mặt đất vô cùng chuẩn xác.
Điều đó chứng tỏ tổ tiên chúng ta, rất nhiều thế kỷ trước khi có sách, họ đã vẽ nên những tấm bản đồ mà khiến cho ngày nay phải thán phục và không thể nào tưởng tượng nổi. Người hiện đại thì cuối thế kỷ 18 mới nhận thức được phần nào về kinh độ và cho đến ngày nay mới có thể vẽ được những bản đồ như thế.
Những bản đồ cổ phi thường đó mới chỉ được vẽ ra trước khi được phát hiện không bao lâu, có nghĩa là chúng mới được vẽ ra mấy trăm năm trước. Dù là như vậy thì cũng rất khó giải thích về sự thực tồn tại của những tấm bản đồ cổ. Bởi vì dù sao thì người vẽ bản đồ cũng phải nắm được những máy móc thiết bị tinh xảo nào đó để có thể trắc đạc được chuẩn xác địa mạo dưới lớp băng cứng che phủ.
Trước những tấm bản đồ cổ, người ta dường như đứng trước thách thức của thời cổ đại xa xưa. Phải chăng trên Trái Đất đã sản sinh ra được một nền văn minh cổ xưa có đủ tài năng để vẽ được tấm bản đồ Nam Cực như vậy, hay những trí tuệ siêu nhiên nào đó đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu đó? Tất cả vẫn là điều bí ẩn đang chờ con người khám phá.