Bé trai sốc sốt xuất huyết tử vong tại Bình Dương

 Ông Trọng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cán bộ y tế và Trung tâm Y tế huyện trong cái chết của con trai
Ông Trọng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cán bộ y tế và Trung tâm Y tế huyện trong cái chết của con trai
(PLO) -Ông Lê Đình Trọng (SN 1968, ngụ thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng đối với bác sĩ Nguyễn Giang Nam của Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo về hành vi tắc trách gây ra cái chết của con ông Trọng là cháu Lê Đình Chinh (SN 2004). Cháu Chinh được cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do bệnh sốt xuất huyết, nhưng phải chuyển viện và tử vong.

Bệnh nhi co giật 2 ngày 

Theo đơn trình bày của ông Trọng, sáng 24/12/2016, cháu Chinh bị sốt nên gia đình đưa đến Trung tâm khám và làm xét nghiệm. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt xuất huyết và cho nhập viện. Trong thời gian cháu bé nằm viện, các bác sĩ chỉ cho cháu uống thuốc hạ sốt và yêu cầu gia đình cho uống nhiều nước dừa, nước cam. 

Nằm cấp cứu được 2 ngày, đến ngày 26/12/2016, cháu Chinh không thuyên giảm, có biểu hiện mệt bất thường nên ông Trọng gọi bác sĩ đến khám và yêu cầu được chuyển lên bệnh viện tuyến trên. 

“Tuy nhiên, bác sĩ Nam, người trực hôm đó cho rằng không sao, ngày mai con tôi sẽ khỏi, xuất viện về đi học. Đến 17h cùng ngày, thấy con yếu quá, tôi tiếp tục báo bác sĩ và yêu cầu được truyền nước nhưng bác sĩ Nam ngăn lại. Bác sĩ Nam cho rằng truyền nước thì cháu sẽ chết. Tại thời điểm này, bác sĩ Nam tiếp tục khẳng định con tôi không sao, sẽ nhanh khỏi bệnh”, ông Trọng trình bày.

Cũng theo ông: “Tôi có hỏi bác sĩ Nam về tình hình sức khỏe của con tôi. Bác sĩ nói  cả sáng nay tiểu cầu là trên 40 và bây giờ lên được chút rồi. Tôi hỏi sao không chấp nhận yêu cầu của gia đình về việc chuyển viện cho cháu thì bác sĩ nói rằng theo quy định của Trung tâm, tiểu cầu dưới 20 mới chuyển lên tuyến trên. Tôi tin tưởng vào chuyên môn của bác sĩ nên không nói gì thêm”.

“Tuy nhiên, đến 20h, cháu Chinh mệt và bệnh tình có dấu hiệu nghiêm trọng. Tôi yêu cầu được chuyển viện thì bác sĩ Nam “mắng” gia đình không tin tưởng vào bác sĩ. Việc chuyển viện là do gia đình muốn chứ bệnh tình chưa đến mức đó và ký giấy chấp nhận chuyển viện. Tôi nhờ bác sĩ gọi xe cấp cứu đưa đi, gia đình tôi về nhà lo đồ đạc, tiền bạc”, ông Trọng kể.

Theo ông Trọng, sau đó gia đình đã chuẩn bị xong nhưng không thấy bác sĩ nói gì. Ông Trọng đến phòng trực thì thấy một số cán bộ bệnh viện đang ngồi nói chuyện. Ông cho rằng các cán bộ này mải “tám” chuyện nên quên không gọi xe cấp cứu. Từ lúc gia đình yêu cầu chuyển viện đến lúc xong thủ tục, có xe cấp cứu đến phải mất 4 tiếng đồng hồ mới xong.

Cháu Chinh được đưa bằng băng ca ra xe cấp cứu. Người cha kể: “Lúc này là khoảng 24h, con tôi có biểu hiện co giật liên tục nhưng bác sĩ Nam đứng yên, hai tay chống vào hông không hề có một hành động nào cứu chữa hoặc cảnh báo.

Gần 10 phút sau, bác sĩ Nam đẩy con tôi lên xe và cho 2 y tá đi theo. Trên đường đi, con tôi tiếp tục co giật và được 2 y tá tiêm 1 mũi thuốc. Tôi không rõ là thuốc gì”. Đoạn đường từ huyện Phú Giao đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương dài 50km khiến tình hình sức khỏe con tôi càng nặng”, ông Trọng nói.

Theo ông Trọng, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, các bác sĩ đã tận tình cấp cứu cháu bé cho đến 5h sáng 27/12/2016 nhưng vẫn chưa thể bắt mạch và lấy ven được cho cháu để truyền nước hoặc điều trị. Tại đây, ông Trọng được giải thích là ở Trung tâm y tế đã chuyển viện quá trễ, trong thời gian điều trị không lấy ven và đánh dấu, có dấu hiệu vô trách nhiệm khiến sức khỏe nguy kịch. 

“Con tôi tiếp tục được cấp cứu, chăm sóc và theo sát diễn biến sức khỏe. Tôi yêu cầu được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng ở Sài Gòn nhưng bác sĩ nói cháu quá yếu không bắt được mạch nên chuyển đi thì nguy hiểm tới tính mạng. Đến 11h cùng ngày, bác sĩ trưởng khoa cho biết con tôi bị nặng, gia đình chuẩn bị tinh thần, có thể cháu sẽ không qua khỏi vì cháu chuyển viện quá trễ, lại không được cấp cứu khi bị co giật”.

Ông Trọng cho biết đến 14h30, bác sĩ nói đã bắt được mạch của cháu Chinh và liên hệ với Bệnh viện Nhi đồng 2, họ nhận và nói chuyển cháu lên để họ tiếp tục cấp cứu. 

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ông Trọng trình bày toàn bộ quá trình cấp cứu, điều trị và chuyển viện từ Trung tâm y tế huyện Phú Giáo. Ông Trọng được giải thích lý do cháu Chinh bị nặng là do bệnh viện huyện để cháu bị sốc sốt xuất huyết. Khi cháu Chinh bị co giật đáng lẽ phải cấp cứu cho ổn định rồi mới di chuyển nhưng lại đẩy đi luôn.

Bệnh án của cháu Chinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thể hiện: Suy tim, phù thận, suy gan… lý do bị sốc sốt xuất huyết và do chuyển viện quá muộn. Cháu cầm cự được đến 2h30 phút ngày 29/12/2016 thì tử vong.

Kỷ luật bác sĩ “chỉ đứng nhìn”

Ngoài việc tố cáo bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo thiếu trách nhiệm, không kịp thời chuyển viện, không sơ cứu cháu Chinh khi bị co giật, ông Trọng còn tố cáo vào ngày 26/12/2016 là ngày trực nhưng bác sĩ Nam lại nhờ người khác trực giúp. Theo tố cáo, đến 14h cùng ngày, bác sĩ Nam mới có mặt ở bệnh viện. Ông Trọng nói: “Cái chết của con tôi có một phần trách nhiệm từ bác sĩ Nam và Trung tâm y tế huyện Phú Giáo”.

Sáng 5/1 vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã mời gia đình và luật sư bảo vệ quyền lợi của cháu Chinh đến trụ sở công bố kết luận của Hội đồng chuyên môn, quyết định kỷ luật một bác sĩ vi phạm quy định chuyên môn của ngành y tế, đồng thời xin lỗi gia đình nạn nhân.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nguyên, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, cho biết trong quá trình điều trị, chuyển viện, cháu Chinh bị sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Giang Nam (thuộc phòng cấp cứu của trung tâm) đã không tiên lượng hết các diễn biến xảy ra, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ Nguyên cho biết: “Hội đồng chuyên môn kết luận trong lúc cháu Chinh lên cơn co giật và chuyển viện, bác sĩ Nam không có một động tác nghiệp vụ nào mà chỉ đứng nhìn là sai quy định chuyên môn của ngành”. 

Hội đồng khen thưởng kỷ luật Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã quyết định kỷ luật bác sĩ Nam bằng hình thức cảnh cáo, chuyển công tác khác. Ngoài ra, tố cáo bác sĩ Nam không có mặt tại ca trực là chính xác. Theo đại diện Trung tâm Y tế, bác sĩ Nam phải đi học nên nhờ người trực giúp đến 14h chiều.

Tuy nhiên, phía gia đình cháu Chinh không đồng ý với quyết định kỷ luật nói trên. Ông Trọng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng sớm làm rõ trách nhiệm của cán bộ y tế và Trung tâm Y tế huyện nhằm làm dịu đi cái chết đau xót của cháu Chinh.

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.