Bầu cử Pháp và bí ẩn cuộc đua 'song mã'

(PLO) - Ngày 24/4, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả sau khi kiểm 46 triệu phiếu trong tổng số gần 47 triệu phiếu bầu, theo đó ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron và ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen sẽ bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp dự kiến diễn ra ngày 7/5 tới.

Theo Bộ Nội vụ Pháp, kết quả kiểm 46 triệu phiếu cho thấy ông Emmanuel Macron dẫn đầu với 23,82% số phiếu giành được, trong khi bà Le Pen về thứ hai với 21,58% số phiếu ủng hộ. 

Ứng cử viên Emmanuel Macron

Ứng cử viên Emmanuel Macron


Chỉ còn “song mã”

Trong số 9 ứng cử viên bị loại, 2 ứng cử viên chủ chốt gồm cựu Thủ tướng Francois Fillon giành được 19,96% phiếu bầu, còn nhà lãnh đạo phong trào cực tả Jean-Luc Melenchon được 19,49% số phiếu. Nếu không có gì thay đổi, ông Macron và bà Le Pen sẽ cùng nhau bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp, dự kiến diễn ra vào ngày 7/5 tới. 

Trước đó, phát biểu trước những người ủng hộ tại Paris sau khi có kết quả sơ bộ, ông Macron tuyên bố ông muốn huy động sự ủng hộ “lớn nhất có thể” trước khi cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào ngày 7/5 tới. Ông Macron cảm ơn những người ủng hộ vì một chiến dịch “đã thay đổi tiến trình của đất nước”. Ứng cử viên sinh năm 1977 này cũng kêu gọi người dân Pháp hãy tin tưởng vào châu Âu thay vì sợ hãi, được cho là một lời ám chỉ tới chiến dịch chống Liên minh Châu Âu (EU) của bà Le Pen. 

Về phần mình, bà Marine Le Pen cũng tuyên bố giành chiến thắng trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp và gọi kết quả bầu cử là “sự kiện mang tính lịch sử”. Bà Le Pen cho rằng sự sống còn của nước Pháp đang bị đe dọa và đã đến lúc giải phóng người dân Pháp khỏi “những người thống trị kiêu ngạo”.

Giới đầu tư - tài chính e ngại

Giới đầu tư đang ớn lạnh vì ứng cử viên Le Pen chủ trương “Frexit”, đưa nước Pháp rời khỏi EU, và ra khỏi khu vực sử dụng đồng euro. Theo kinh tế gia Marc Touati, đây là những chủ trương rất tệ hại vì “đồng euro ngăn ngừa lạm phát” và cho phép “duy trì lãi suất ở một mức tương đối thấp”. Nếu bà Le Pen đắc cử tổng thống thì “trị giá cổ phiếu trên thị trường Paris CAC40 có thể nhanh chóng mất đi 20% và nhiều hơn nữa trong trung hạn. Lãi suất dài hạn có thể tăng lên 8% hay 10%, tác động tiêu cực đến tài chính các hộ gia đình và các công ty, với những khoản lợi bị thu hẹp. Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ rút vốn đi…”. 

Ứng cử viên Marie Le Pen
Ứng cử viên Marie Le Pen

Phóng viên báo Le Figaro từ Berlin cho biết ở trong chính giới Đức đang xì xào về “kịch bản tai hại”, “tai họa” nếu Le Pen vào vòng 2, bởi vì theo như ghi nhận của các nhà quan sát ở bên kia bờ sông Rhin, ứng cử viên tổng thống này có chủ trương bài Đức kịch liệt. Trong khi đó, tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Junker báo trước ông sẽ “mặc đồ tang” trong trường hợp bà Le Pen đắc cử. EU đang lo sợ trước kịch bản này, bởi ứng cử viên Le Pen có xu hướng chỉ trích EU. 

Có thể nói rằng nước Đức đang lo sợ rằng sau Brexit và việc ông Donald Trump đắc cử, vào sáng 8/5, họ lại thức dậy với tin không hay từ Pháp. Tại Đức người ta đang lo ngại mất đi người đồng minh chủ chốt và chứng kiến châu Âu đứng bên bờ vực thẳm. Truyền thông Đức đã có rất nhiều bài báo nói đến bà Marine Le Pen, “mối hiểm nguy” hàng đầu đối với Đức.

Bà Marine Le Pen thường hay có các phát biểu tấn công Đức, nói đúng hơn là vào Thủ tướng Merkel và chính sách nhập cư của bà. Truyền thông Đức đã không ngần ngại lên tiếng ủng hộ Macron, xem ông là “thành trì” ngăn chặn bà Marine Le Pen. Quan điểm thiên châu Âu của ông đã thuyết phục ngay cả giới bảo thủ ở Đức.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble đã không ngần ngại nói rằng ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Macron nếu ông là người Pháp. Ông Martin Schulz, tân Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội nói rằng nếu là người Pháp, ông sẽ bỏ phiếu cho Benoit Hamon. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel cũng thiên về ông Macron, tương tự như phần đông trí thức Đức. 

Tuy vậy, trong thời gian qua, nhiều cuộc bầu cử đã có những kết quả bất ngờ, khiến giới quan sát rất thận trọng khi nói về cuộc bầu cử tổng thống Pháp và tất cả kịch bản đều có thể xảy ra tại đây... 

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.