Bầu cử Tổng thống Pháp - Cuộc đua khó đoán định

(PLO) -Chủ nhật – 23/4 diễn ra cuộc bầu cử tổng thống  Pháp vòng một. Cuộc đua đang trong giai đoạn nước rút với cuộc đua quyết liệt giữa 11 ứng cử viên.
 

Tuy nhiên, trong số 11 ứng cử viên, dư luận Pháp đang quan tâm nhất đến nhóm 4 ứng cử viên dẫn đầu, những người có tỷ lệ ủng hộ sít sao được thể hiện qua các cuộc thăm dò dư luận thời gian gần đây.

Bám đuổi sát nút

Ngay trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử tổng thống Pháp, cuộc đua vào Điện Élysée đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết trong lịch sử nước Pháp hiện đại khi các cuộc thăm dò cho thấy cả 4 ứng cử viên hàng đầu đều có cơ hội lọt vào vòng hai, và tâm lý bất mãn với nền kinh tế đất nước khiến ngày càng nhiều cử tri Pháp quay lưng lại với các đảng lớn truyền thống.

Cuộc thăm dò dư luận do hãng Elabe công bố ngày 17/4 cho thấy, ứng cử viên trung dung độc lập Emmanuel Macron sẽ dẫn đầu tại vòng một với tỷ lệ ủng hộ là 24%, tiếp theo là ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen với 23% số phiếu ủng hộ. Ứng cử viên bảo thủ Francois Fillon đã vươn lên vị trí thứ 3 với tỷ lệ ủng hộ 19,5%, sau đó là ứng cử viên cực tả Jean-Luc Melenchon với 18%. 7 ứng cử viên còn lại đều có tỷ lệ ủng hộ dưới 8%.

Trong khi đó, nhiều thăm dò khác cũng cùng có chung một kết luận rằng ông Macron sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong vòng hai dự kiến vào ngày 7/5 nếu như ông vượt qua vòng bỏ phiếu thứ nhất.

Tuy nhiên, một xu hướng nổi bật nhất trong những ngày gần đây là tỉ lệ ủng hộ gia tăng mạnh đối với ông Melenchon, ứng cử viên có quan điểm sẽ rút nước Pháp khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thậm chí rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) giống như quan điểm của bà Le Pen. Một số cuộc thăm dò cho thấy nếu lọt vào vòng bỏ phiếu thứ hai, ông Melenchon có thể giành chiến thắng trước ông Fillon hay bà Le Pen.

Cũng theo các cuộc thăm dò, khoảng 1/3 trong số 45,7 triệu cử tri Pháp có thể bỏ phiếu trắng. Trong khi một số nhà phân tích cho rằng số lượng cử tri đi bầu cử đông sẽ có lợi cho hai ứng cử viên Macron và Fillon, thăm dò của hãng BVA cho thấy bà Le Pen và ông Melenchon cũng có thể được lợi nếu lượng cử tri là người trẻ và tầng lớp lao động đi bầu cao. Tuy nhiên, thăm dò cũng chỉ ra rằng bà Le Pen sẽ không chiến thắng cho dù bà đối đầu với ai trong vòng hai.

Ông Francois Fillon.
Ông Francois Fillon.

Cam kết mạnh mẽ

Ngày 18/4, bốn ứng cử viên được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã tổ chức các buổi mít tinh tại thủ đô Paris nhằm thuyết phục những cử tri còn đang do dự, đồng thời đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong giai đoạn nước rút.

Phát biểu trước 20.000 người ủng hộ, ứng cử viên Macron tuyên bố: “Ngày Chủ nhật tới, chúng ta sẽ chiến thắng, và đó sẽ là sự khởi đầu của một nước Pháp mới”. Ông Macron ủng hộ một nước Pháp “cởi mở, tin cậy và chinh phục” với sự tham gia đầy trách nhiệm của “thế hệ mới”. Ông Macron cũng bác bỏ những cáo buộc rằng ông đã nhận kế thừa hàng triệu euro từ một người bạn quá cố và khẳng định đã kê khai chi tiết các khoản thu nhập và chi tiêu từ năm 2009-2014.

Về phía ứng cử viên Le Pen, phát biểu trong buổi mít tinh tại một phòng hòa nhạc lớn tại Paris, bà Le Pen nhấn mạnh người dân Pháp có quyền lợi tại đất nước này... Pháp có quyền trở về với bản sắc dân tộc và chủ quyền.

Bà Le Pen cũng nhắc lại quan điểm của mình trong suốt tiến trình vận động tranh cử rằng nếu bà thắng cử thỏa thuận Schengen về tự do đi lại của công dân trong 26 nước châu Âu khiến Pháp trở thành điểm đến của người di cư trên toàn thế giới, sẽ chấm dứt.

Trước sự bứt phá trong thời gian gần đây của 2 ứng cử viên Mélenchon và Fillon, lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc (FN) này hy vọng sẽ giành lại tín nhiệm trong những ngày vận động cuối cùng trước vòng một cuộc bầu cử.

Trong khi đó, ứng cử viên Fillon luôn tin tưởng vào chiến thắng và khẳng định chắc chắn ông sẽ lọt vào vòng 2 bầu cử tổng thống Pháp. Phát biểu trước những người ủng hộ, ông Fillon lên án hành động của các đối thủ trong chiến dịch tranh cử và cho rằng ngay từ đầu, các đối thủ chỉ tìm cách lôi các vấn đề quá khứ để đánh bại ông thay vì tranh luận. Ứng cử viên Fillon khẳng định: “Tôi đã gây bất ngờ ngay tại vòng sơ bộ và chúng ta sẽ gây bất ngờ lần nữa tại các vòng bầu cử tổng thống sắp tới”.

Ông Emmanuel Macron.
Ông Emmanuel Macron.

Còn đại diện cho phe cực tả Melenchon, ứng cử viên vươn lên bứt phá trong các cuộc thăm dò gần đây, khẳng định: “Tuần này mọi việc sẽ ngã ngũ”, đồng thời thông báo sẽ đẩy mạnh chiến dịch vận động tranh cử.

Cuộc đua khó đoán định

Cả 11 ứng cử viên tham gia cuộc đua vào Điện Elysée đều đang nỗ lực hết mình bằng việc tổ chức nhiều cuộc mít tinh vận động tranh cử tại nhiều địa phương trên toàn nước Pháp, tích cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhằm tranh thủ thuyết phục cử tri-những người còn do dự, đồng thời công kích những yếu điểm của các đối thủ.

Tuy nhiên, cơ hội lọt vào vòng hai đang được chia đều cho cả 4 ứng cử viên trong nhóm dẫn đầu khi cả 4 ứng cử viên này đều được đánh giá là “tiềm năng”. Chính vì vậy, cuộc đua này được ví như cuộc đua của cỗ xe “tứ mã”.

Một điểm cần lưu ý là càng gần đến ngày bầu cử, khoảng cách giữa các ứng cử viên càng bị rút ngắn. Điều này cho thấy không ứng cử viên nào có lợi thế nổi trội. Mỗi ứng cử viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Cựu Thủ tướng Fillon từng được đánh giá cao với 30 năm kinh nghiệm trên chính trường lại bị mất uy tín do vướng vào bê bối tài chính liên quan đến việc trả lương cho vợ mình và các con cho “những công việc không có thật”.

Ứng cử viên Le Pen cũng đang bị điều tra vì lạm dụng công quỹ của Nghị viện Châu Âu (EP). Nhà lãnh đạo phong trào “Tiến bước” Macron được nhìn nhận là năng động, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo. Ứng cử viên Melenchon đã có sự vươn lên ấn tượng thời gian qua khi ngày càng giành được sự yêu mến từ các cử tri cánh tả. Tuy nhiên, các quan điểm cực tả của ông được cho là khó được triển khai trong thực tế.

Đã có quá nhiều diễn biến bất ngờ kể từ đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp đến nay. Theo giới phân tích, trong chặng đua nước rút, vẫn sẽ có những yếu tố có thể làm xoay chuyển cục diện cuộc đua. Đó là cho đến nay, chỉ có 66% số cử tri Pháp tuyên bố tham gia bỏ phiếu, có nghĩa là 34% cử tri sẽ vắng mặt trong ngày 23/4.

Ngoài ra, khoảng 30% cử tri Pháp tuyên bố chưa quyết định bỏ phiếu cho ai. Và trên hết, kết quả các cuộc khảo sát chỉ mang tính tương đối, do còn tùy thuộc vào phương pháp thăm dò, đối tượng, độ tuổi và quan điểm chính trị của những người được hỏi ý kiến.

Ông Jean-Luc Mélenchon
Ông Jean-Luc Mélenchon

Sự biến động của những yếu tố trên sẽ tác động đến kết quả cuộc bầu cử. Bối cảnh này cho thấy cuộc đua đang diễn ra hết sức gay cấn. Cho đến nay, chưa có gì được quyết định và cơ hội vẫn được chia đều cho cả 4 ứng cử viên tiềm năng.

Đối phó âm mưu tấn công ngày bầu cử

Bộ Nội Vụ Pháp thông báo, ngoài lực lượng chống khủng bố Sentinelle, hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh sẽ được huy động để bảo đảm an ninh tại 67.000 điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một. 

Trả lời phỏng vấn tờ Le Journal Du Dimanche, Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Matthias Fekl nhấn mạnh đây là biện pháp cần thiết để đối phó với các mối đe dọa khủng bố. Tuy nhiên, ông cũng bác bỏ mọi nghi vấn gian lận bầu cử sau khi có thông tin rò rỉ về việc có hàng nghìn cử tri đăng ký đi bỏ phiếu tại 2 hoặc 3 đơn vị bầu cử.

Trước đó, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia nói chung và cuộc bầu cử tổng thống Pháp nói riêng, cảnh sát Pháp hồi tháng 3 đã bắt giữ 19 đối tượng tình nghi âm mưu tấn công khủng bố. 

Gần đây nhất, giới chức an ninh Pháp đã tìm thấy súng và vật liệu chế tạo bom sau khi 2 đối tượng tình nghi âm mưu tấn công khủng bố bị bắt giữ ngày 18/4. Một nguồn tin giấu tên cho biết các vật chứng trên được cảnh sát tìm thấy trong các cuộc lục soát tại thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp, nơi 2 nghi phạm trên bị bắt giữ.

Trước đó, cảnh sát Pháp thông báo đã bắt giữ 2 thanh niên, 23 và 29 tuổi, sau nhiều ngày truy lùng. Nhà chức trách cho biết 2 đối tượng này âm mưu tiến hành một vụ tấn công “trong mấy ngày tới”, vào thời điểm Pháp hướng tới cuộc bầu cử tổng thống vòng một.

Bà Marine Le Pen.
 Bà Marine Le Pen.

Một trong 2 đối tượng đã cải sang đạo Hồi trong thời gian ngồi tù. Từ tuần trước, ảnh của 2 nghi phạm trên đã được gửi tới đội ngũ an ninh của 2 ứng cử viên tổng thống Marine Le Pen và Emmanuel Macron. Ứng cử viên Francois Fillon thì nhận được cảnh báo hôm 16/4 vừa qua.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.