Bất ngờ từ vụ “Hồ sơ Panama”

Nghị viện Châu Âu đang xem xét các biện pháp chống tình trạng gian lận thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Nghị viện Châu Âu đang xem xét các biện pháp chống tình trạng gian lận thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
(PLO) - Trong khi người dân Mỹ đang sững sờ bởi kịch bản mới xuất hiện trong chiến dịch tranh cử tổng thống thì người dân trên khắp thế giới lại đang chứng kiến vụ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, vụ rò rỉ này báo hiệu một điều bất ngờ quan trọng khác: đó là sự “WikiLeaks hóa” báo chí chính thống, thúc đẩy cải cách luật pháp...

Bốn năm sau khi tờ “The New York Times” lần đầu tiên đăng tải bài viết về Hồ sơ Lầu Năm Góc, chiến tranh Việt Nam đã đi đến hồi kết. Hai năm sau khi tờ “The Washington Post” đăng tải bài báo đầu tiên về mối liên hệ giữa Tổng thống Richard M. Nixon và vụ bê bối chính trị Watergate, ông Nixon đã phải từ chức tổng thống. Tuần trước, chưa đầy 48 giờ sau khi thông tin về thỏa thuận ngân hàng mờ ám được ghi trong “Hồ sơ Panama” được tiết lộ, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson phải từ chức.

“WikiLeaks hóa”

Vụ “Hồ sơ Panama” có sức ảnh hưởng không chỉ ở Iceland mà còn ở Trung Quốc, Anh, Nga, Argentina và khoảng 50 quốc gia khác. Nó báo hiệu một điều bất ngờ quan trọng khác: đó là sự “WikiLeaks hóa” báo chí chính thống; bước đi tiếp theo trong việc thăm dò hợp nhất “Quyền lực thứ tư”- với các nhà báo theo hình thức truyền thống và “Quyền lực thứ năm” - vô số các blogger, tin tặc và các nhà báo kiêm nhà hoạt động chính trị - trong kỷ nguyên của các vụ đánh cắp dữ liệu.

Trở lại thời kỳ đầu khi báo chí bắt đầu đăng tải các vụ rò rỉ thông tin, Tổng Biên tập khi đó của tờ “The Times”, ông Bill Keller, đã lớn tiếng tự hỏi trên ấn bản tạp chí “Sunday” rằng liệu “War Logs”- hồ sơ các tài liệu chiến tranh và các bức điện tín mật về cuộc chiến Afghanistan được trang mạng WikiLeaks công bố qua tờ “The Times”, “Der Spiegel”, “The Guardian” và các báo khác có biểu trưng cho “một chiến thắng vĩ đại của sự minh bạch” hay không. Ông kết luận: “Tôi nghi ngờ rằng chúng ta vẫn chưa đạt đến mức độ tự do hóa thông tin, ít nhất là chưa đến lúc”. Đó là năm 2011.

Năm năm sau, việc tiến gần hơn đến mức độ đó đang khiến tiến trình lịch sử thế giới thay đổi vô cùng nhanh chóng, trong đó có sự thay đổi các quy tắc của các nhà báo dòng chính thống trong nhiệm vụ vô cùng khó khăn - “đào bới” các bí mật của chính phủ, các quan chức DN trong một nhiệm vụ khắc nghiệt hơn- giữ kín các bí mật đó. Những gì còn thắc mắc về hiệu ứng của các thông tin rò rỉ đã có lời giải đáp chỉ vài tháng sau khi WikiLeaks châm ngòi “Mùa xuân Arập”. Trang mạng này đã công khai một bức điện nhấn mạnh tài sản kếch xù và việc làm giàu bất chính của Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali và gia đình ông, khiến Tổng thống Ali bị lật đổ. 

Năm 2015, tòa án liên bang Mỹ đã đặt nghi ngờ về tính hợp hiến của một loạt cuộc ghi âm điện thoại của người dân Mỹ mà Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) thu thập, sau khi chương trình này bị rò rỉ từ cựu nhà thầu Edward J. Snowden. Thông tin của Snowden cũng góp phần kích động cuộc đối đầu trong năm nay giữa hãng Apple và Bộ Tư pháp về việc Bộ này yêu cầu Apple mở khóa điện thoại iPhone của phần tử khủng bố.

Tác nghiệp báo chí dường như đã “chuyển động” theo một xu hướng mới từ “Hồ sơ Panama”.

Tác nghiệp báo chí dường như đã “chuyển động” theo một xu hướng mới từ “Hồ sơ Panama”.

Ranh giới mong manh

Hiện có tới 11,5 triệu hồ sơ được biết dưới cái tên “Hồ sơ Panama”, dựa trên các tài liệu từ Công ty Luật Panama Mossack Fonseca, trong đó ghi lại chi tiết các công ty bình phong mà các nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới sử dụng để trốn thuế. Các hồ sơ này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp chính trị và thậm chí còn tồi tệ hơn với Tổng thống Nga Vladimir V.Putin, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Iceland Gunnlaugsson.

Tuy nhiên, các hồ sơ chi tiết phát giác các vụ việc trên đang đặt ra thách thức mới cho các phóng viên và biên tập viên vốn chỉ quen với việc gọi điện thoại và phỏng vấn mọi người.

Một số báo cáo của WikiLeaks đã rò rỉ trên mạng internet với danh tính thật của các nguồn cung cấp tin nhạy cảm, khiến các nhân vật này bị kết tội và gặp nguy hiểm với tính mạng. Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange và các đồng sự đã nhấn mạnh rằng việc cung cấp tin mật sẽ không gây thiệt hại thực sự nào. Tuy nhiên, đã không có cách nào giúp người cung cấp thông tin về hồ sơ chiến tranh “War Logs”, bà Chelsea Manning (một người chuyển giới trước đó có tên gọi là Bradley Manning), thoát khỏi án 35 năm tù giam vì cáo buộc vi phạm Đạo luật Do thám. Bản án này là một phần trong các nỗ lực quyết liệt của Chính phủ Mỹ nhằm chấm dứt kỷ nguyên rò rỉ thông tin. 

Các nhóm phóng viên điều tra và các nguồn cung cấp tin thường hoạt động với nỗi lo sợ bị bắt giam bất cứ lúc nào, song không thể sợ hãi bằng việc bị chính phủ “khủng bố”. Các nhà tổ chức dự án “Hồ sơ Panama” tại Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), một tổ chức phi lợi nhuận cho biết, họ luôn ghi nhớ điều đó trong khi theo đuổi manh mối vụ việc của Công ty Luật Mossack Fonseca - công ty vốn luôn nói rằng các thông tin đã bị tin tặc đánh cắp. Tuy nhiên, không phải ai cũng run sợ bởi điều này. Tài khoản Twitter của trang mạng WikiLeaks châm biếm rằng: “Nếu kiểm duyệt hơn 99% tài liệu, quý vị chỉ làm 1% công việc của nhà báo mà thôi”.

“Hồ sơ Panama” đang thúc đẩy các công cụ luật pháp phát huy hiệu quả ngăn ngừa gian lận.

“Hồ sơ Panama” đang thúc đẩy các công cụ luật pháp phát huy hiệu quả ngăn ngừa gian lận.

“Lực đẩy” cho luật pháp?

Trong khi người ta còn bàn cãi chưa xong về tác nghiệp báo chí quanh “Hồ sơ Panama” thì một hiệu ứng tích cực đã xuất hiện: Cải cách luật pháp có được “lực đẩy” mạnh.

Tại Anh, để củng cố các cam kết chống tham nhũng, Thủ tướng Anh đã tuyên bố trước Quốc hội về kế hoạch ban hành dự luật mới trong năm nay nhằm trừng phạt các DN nếu họ không ngăn nhân sự của mình hướng dẫn khách hàng các cách trốn thuế. “Chính phủ đã làm nhiều hơn bất kỳ ai để chống lại mọi hình thức tham nhũng, nhưng chúng tôi sẽ cương quyết hơn… Đây là lý do trong năm nay chúng tôi sẽ công bố một điều luật mới buộc các DN phải chịu trách nhiệm nếu không có biện pháp ngăn chặn nhân viên của mình giúp khách hàng gian lận thuế” - phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, kế hoạch xây dựng dự luật này đã được Bộ trưởng Tài chính George Osborne công bố hồi tháng 3/2015, song theo dự kiến ban đầu, dự luật sẽ được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội vào năm 2020. 

Tuy nhiên, các nhà lập pháp đối lập nói rằng những gì Thủ tướng Cameron làm, kể cả việc công khai các khoản hoàn thuế trong hơn 6 năm qua, chưa đủ để trấn an sự lo ngại và giải đáp các câu hỏi của dư luận về khối tài sản của ông cũng như của các thành viên đảng Bảo thủ trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về khả năng Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), dự kiến diễn ra trong tháng 6 tới. Họ cho rằng những tuyên bố này không đủ để xóa tan cơn bão xung quanh “Hồ sơ Panama”. 

Nhiều chuyên gia kế toán cho rằng quyết định này sẽ buộc các DN phải trừng phạt “các nhân viên sai phạm” và có thể là gánh nặng lớn đối với các công ty hoạt động ở Anh, nơi tỷ lệ đầu tư đang có dấu hiệu sụt giảm do tình hình thiếu ổn định liên quan đến việc Anh cân nhắc rời EU. Chas Roy-Chowdhury, người đứng đầu bộ phận thuế của hãng kế toán quốc tế ACCA, có trụ sở ở London nói: “Trước hết, người ta không nên có những phản ứng quá hấp tấp trước vụ việc “Hồ sơ Panama” và vấn đề cá nhân của Thủ tướng Anh. Việc cân nhắc bất kỳ điều luật nào cũng cần có sự tỉnh táo và thực tế”. 

Thủ tướng Cameron luôn tự hào là một trong những nhà lãnh đạo cương quyết nhất trong cuộc chiến chống gian lận thuế. Dự kiến ông sẽ chủ trì một hội nghị quốc tế vào tháng tới để bàn về vấn đề chống tham nhũng. Chính phủ Anh cho biết đã thu hồi được hơn 2 tỷ bảng Anh (tương đương 2,8 tỷ USD) từ các cá nhân và tổ chức trốn thuế ở nước ngoài kể từ năm 2010, và thành lập một hồ sơ đăng ký để kiểm soát thông tin các cá nhân hưởng lợi từ doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký này dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 6 năm nay, song một nhà lập pháp cho rằng giờ là lúc thúc đẩy các cải cách về thuế.

Về phần mình, các biện pháp chống tình trạng gian lận thuế của các tập đoàn đa quốc gia đã được Ủy ban Châu Âu (EC) trình Nghị viện Châu Âu (EP) tại Strasbourg (Pháp) trong ngày 12/4. EC, trong vai trò hành pháp, đã chỉ đạo các quốc gia thành viên của EU phải công bố các dữ liệu kế toán và thuế của các tập đoàn đa quốc gia hoặc là doanh số, lợi nhuận, ngưỡng trần tính tiền thuế mà tập đoàn đa quốc gia phải nộp ở mỗi nước thành viên. Các biện pháp này được hai Ủy viên châu Âu là Pierre Moscovici, người phụ trách vấn đề thuế và người đồng nhiệm đặc trách bình ổn tài chính Jonathan Hill chuẩn bị từ lâu để ngăn chặn các tập đoàn lớn đặt trụ sở và khai thuế ở nước thành viên nhẹ thuế nhất. Hồi tuần trước, ông Pierre Moscovici đã bày tỏ sự phẫn nộ về các hành vi trốn thuế theo thông tin bị phanh phui trong vụ “Hồ sơ Panama”, coi đây đã trở thành một tệ nạn của thế giới.

Theo các biện pháp mới mà EC đề xuất, tập đoàn đa quốc gia, bất kể đến từ quốc gia nào, nếu doanh thu lên trên 750 triệu euro thì sẽ phải công bố các thông tin về doanh số, kế toán và lợi nhuận… Lợi nhuận thu được ở quốc gia nào sẽ phải nộp thuế ở ngay đó. Tất cả những thông số này sẽ được các cơ quan thuế của các nước thành viên EU chia sẻ cho nhau một cách tự động.

Hàng loạt công ty đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook, Coca-Cola… sắp tới sẽ phải ra trước EP để trình bày ý kiến của họ về các đề xuất mới nói trên của EC.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.